|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thiệt hại 27% GDP bình quân đầu người do khoảng cách về giới

21:57 | 13/01/2017
Chia sẻ
Theo ông Raymond Mallon, cố vấn cao cấp của dự án RCV thiệt hại về GDP bình quân đầu người của thế giới gây ra do khoảng cách về giới là 27%.
thiet hai 27 gdp binh quan dau nguoi do khoang cach ve gioi
Tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp ngày càng tăng. Ảnh: VOV

Tại hội thảo "Thúc đẩy trao quyền cho phụ nữ trong quá trình tái cơ cấu kinh tế tại Việt Nam", ông Raymond Mallon, trên tầm thế giới, khoảng cách về giới có thể khiến GDP bình quân đầu người thiệt hại 27%.

Ngay cả các quốc gia tốt nhất trong khu vực cũng có thể tăng GDP lên 10% nếu khoảng cách về giới được xóa bỏ. Theo đánh giá của ông Raymond Mallon, tăng thêm 10 - 15% GDP đầu người sẽ có tác động đáng kể đối với Việt Nam và các nước đối tác thương mại của Việt Nam.

McKinsey ước tính sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong kinh tế có thể tăng thêm 28 nghìn tỷ USD hoặc tương đương 26% GDP toàn cầu hàng hóa vào năm 2015.

Trên thực tế tại Việt Nam, theo nghiên cứu của nhóm ILSSA, tỷ lệ tăng trưởng doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ là 3,3% mỗi năm, ngược lại tỷ lệ tăng trưởng doanh nghiệp do nam giới làm chủ giảm 0,5%. Tuy nhiên, Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung Ương, Nguyễn Đình Cung cho rằng bất bình đẳng giới ở Việt Nam vẫn còn cao. Ông lo ngại khi vị trí đánh giá khoảng cách về giới của Việt Nam đang tụt 20 hạng từ năm 2007 tới nay.

Chia sẻ về các khó khăn thuận lợi của doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ, TS Nguyễn Thị Lan Hương, chuyên gia tư vấn về giới cho rằng khả năng tiếp cận các nguồn lực của phụ nữ đang có xu hướng tăng lên.

Tỷ lệ doanh nghiệp nữ chính thức cao hơn tỷ lệ nam chính thức. "Việc giảm rào cản về giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp do nữ làm chủ có lợi hơn có lẽ do nữ nhanh nhẹn hơn. Đây là một phát hiện có vẻ ngược so với các khảo sát trước đó", bà Hương nói. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đầu khởi sự, các giấy phép con trong quá trình kinh doanh vẫn là yếu tố cản trở doanh nghiệp vừa và nhỏ cả do nữ hay nam làm chủ.

Bên cạnh đó việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, như khảo cuộc PCI. Tuy ngân hàng khẳng định không có bất cứ bất bình đẳng nào trong tiếp cận vốn, doanh nghiệp nhỏ, các doanh nghiệp có thể tiếp cận tốt, nhưng thực tế thì không hẳn như thế. Hầu hết các doanh nghiệp đều phải tự bố trí nguồn tài chính tự có hoặc từ người thân. Doanh nghiệp nữ gặp khó khăn trong vay vốn có xu hướng tăng trong khi các doanh nghiệp nam có xu hướng giảm.

Một số liệu khác của khảo sát chỉ ra doanh nghiệp do nữ làm chủ bị thanh kiểm tra nhiều hơn dù kết quả hoạt động kinh doanh không khác nhau nhiều. Chi phí do doanh nghiệp phụ nữa làm chủ đang cao hơn do với doanh nghiệp nam, bà Hương chỉ ra bất cập.

Tuy nhiên, khả năng tiếp cận đất đai của phụ nữ tăng lên, do bình đẳng tiếp cận về đất đai của hai giới được cải thiện. Bên cạnh đó, bà Hương cũng cho biết, khảo sát về niềm tin của doanh nghiệp trong tương lai, phụ nữ thường lạc quan hơn nam giới. Tuy nhiên, theo phân tích, đây lại là một điểm đáng ngại bởi phụ nữ thường không có nhiều nhu cầu mở rộng kinh doanh, không có nhiều tham vọng phát triển sản xuất và ít suy nghĩ về tương lai hơn.

Nghiên cứu cho thấy đa số các doanh nghiệp do nữ làm chủ kinh doanh trong kĩnh vực nông nghiệp, khu vực nông thôn. Các chính sách về đất đai, nông nghiệp ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp do nữ làm chủ. "Chính sách rất nhiều nhưng có đến được thực tế hay không", bà Hương bày tỏ.

Viện trưởng CIEM, ông Nguyễn Đình Cung cho biết Viện sẽ tăng cường hợp tác với các hiệp hội doanh nhân nữ và có cách tiếp cận hiệu quả hơn để nâng cao bình đẳng giới trong chính sách, thực thi chính sách. Ông cho biết, các khuyến nghị chính sách của CIEM sẽ tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp do nữ làm chủ.

Thái Hoàng