|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

WB: Năm 2023 kinh tế Việt Nam mới quay về lộ trình tăng trưởng trước COVID-19, GDP 2022 dự báo tăng 5,5%

14:37 | 13/01/2022
Chia sẻ
Trong trung hạn, ngân hàng dự báo kinh tế Việt Nam chỉ quay về lộ trình tăng trưởng trước COVID-19 vào năm 2023, khi các ngành dịch vụ đã phục hồi đầy đủ và không có các cú sốc mới.

Năm 2023, kinh tế mới quay về lộ trình tăng trưởng trước COVID-19

Trong báo cáo "Điểm lại, Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam", ấn phẩm tháng 1/2022, Ngân hàng Thế giới World Bank (WB) dự báo GDP tăng bật lại mức tăng trưởng 5,5% trong năm 2022 dựa trên kịch bản giả định đại dịch được kiểm soát tương đối tốt cả trong nước và trên quốc tế.

Lạm phát dự kiến vẫn được duy trì dưới chỉ tiêu 4% của NHNN. 

Giá cả toàn cầu gia tăng trong thời gian qua cho thấy có sự bất cân đối cung-cầu liên quan đến đại dịch và giá cả thương phẩm tăng cao hơn so với mức thấp cách đây một năm. 

WB cho rằng những áp lực giá nêu trên dự kiến sẽ dịu đi trong năm 2022. Giá tăng do đại dịch dự kiến sẽ dịu dần trong năm tới khi những gián đoạn về sản xuất được xử lý. 

Mặc dù giá cả thương phẩm toàn cầu gia tăng trong thời gian qua, như giá xăng, có thể vẫn tiếp tục tăng trong trung hạn, nhưng nhu cầu trong nước dự kiến sẽ cải thiện dần trong năm 2022 và chỉ phục hồi đầy đủ vào năm 2023. Vì vậy áp lực lạm phát sẽ được chống đỡ.

WB: Năm 2023, kinh tế Việt Nam mới quay về lộ trình tăng trưởng trước COVID-19, GDP năm nay tăng 5,5%  - Ảnh 1.

Trong trung hạn, ngân hàng dự báo kinh tế Việt Nam chỉ quay về lộ trình tăng trưởng trước COVID-19 vào năm 2023, khi các ngành dịch vụ đã phục hồi đầy đủ và không có các cú sốc mới. 

Báo cáo cho biết tăng trưởng toàn cầu từ năm 2022 trở đi sẽ giảm nhẹ xuống khoảng 3,2% trong trung hạn.

Sản lượng ở các nền kinh tế phát triển dự báo sẽ vượt các dự báo trung hạn trước đại dịch - chủ yếu phản ánh gói hỗ trợ chính sách quy mô lớn dự kiến sẽ được thực hiện tại Mỹ trong đó có các biện pháp nhằm nâng cao tăng trưởng tiềm năng. 

Điều này có nghĩa là thêm cơ hội cho các mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2023 trở đi vì Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt những rủi ro nào sắp tới?

Theo WB, rủi ro với kinh tế Việt Nam đang theo hướng suy giảm. Báo cáo nhắc đến yếu tố bất định chủ yếu là hướng đi của đại dịch, các biến chủng nguy hiểm hơn có thể xuất hiện trước khi vắc xin được bao phủ diện rộng, buộc phải áp dụng lại các biện pháp giãn cách xã hội, làm chậm lại quá trình phục hồi kinh tế ở Việt Nam và ở những thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. 

Cơ quan này khuyến nghị tiếp tục duy trì tiến độ tiêm vắc xin ban đầu, thực hiện mũi tiêm bổ sung cho người dân và đẩy mạnh các biện pháp theo “Thông điệp 5K” trên toàn quốc.

Ngoài ra, rủi ro còn đến từ việc khôi phục các hoạt động kinh tế còn gặp phức tạp do sự gián đoạn của các chuỗi giá trị và thiếu hụt lao động (cú sốc cung) cũng như sự bất định về hướng đi của đại dịch, bao gồm biến thể Omicron mới. Điều này khiến cho người tiêu dùng trở nên thận trọng hơn khi mua hàng (cú sốc cầu). 

Bên ngoài Việt Nam còn có hai rủi ro theo hướng suy giảm nếu khủng hoảng kéo dài sang năm thứ ba. Nhiều quốc gia hiện không còn nhiều dư địa để sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ nhằm xử lý khủng hoảng kéo dài, vì vậy càng làm tăng thêm bất định và rủi ro suy giảm cho đà phục hồi trên toàn cầu, và điều đó có thể ảnh hưởng đến Việt Nam. 

Ngoài ra, nền kinh tế Mỹ, EU và Trung Quốc đã tăng bật lại trong năm 2021, vì vậy họ có thể bắt đầy bình thường hóa chính sách tài khóa và tiền tệ, gây ảnh hưởng đến lộ trình tăng trưởng của các quốc gia đó trong trung hạn đồng thời thắt lại các điều kiện huy động tài chính trên toàn cầu. 

WB khuyến nghị khi phải đối mặt với bất định về cầu bên ngoài, Việt Nam nên tận dụng những hiệp định thương mại tự do hiện có nhằm đa dạng hóa sản phẩm và địa chỉ xuất khẩu. 

Điều này cho phép rủi ro được dàn rộng ra nhiều sản phẩm và đối tác, qua đó giảm nhẹ tác động tiêu cực có thể có khi phải phụ thuộc vào một vài thị trường lớn và các mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tạo tương đối hẹp. 

Anh Đào

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.