|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Vượt Singapore và Malaysia, Việt Nam cùng Thái Lan dẫn đầu thanh toán không tiền mặt tại Đông Nam Á

17:01 | 19/04/2019
Chia sẻ
Chính phủ các nước Đông Nam Á đang nỗ lực nhằm tạo ra một nền kinh tế không tiền mặt, trong đó các nước kém phát triển hơn như Việt Nam và Thái Lan lại vượt xa những nước giàu có (Singapore, Malaysia) trong lĩnh vực thanh toán điện tử.
Vượt Singapore và Malaysia, Việt Nam cùng Thái Lan dẫn đầu thanh toán không tiền mặt tại Đông Nam Á - Ảnh 1.

Momo và ZaloPay là hai ứng dụng thanh toán di động nổi bật tại Việt Nam.

Việt Nam và Thái Lan bùng nổ thanh toán di động

Theo Nikkei Asian Review đưa tin, Việt Nam và Thái Lan đang trải qua một sự bùng nổ trong lĩnh vực thanh toán di động khi nhiều người sử dụng ví điện tử để thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ mà không thông qua trung gian như ngân hàng.

Momo và ZaloPay - hai điểm sáng trong thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam

Việt Nam đã thúc đẩy thanh toán điện tử từ năm 2008. Mặc dù sở hữu khoảng 120 triệu thuê bao di động và mạnh lưới viễn thông bao phủ khắp cả nước, chỉ khoảng 40% trong 95 triệu dân Việt Nam có tài khoản ngân hàng, chủ yếu ở khu vực thành thị.

Các công ty viễn thông và công nghệ thông tin trong nước, như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Viettel và FPT, đã giới thiệu ví điện tử và khuyến khích người dân từ bỏ tiền mặt. Tuy nhiên, nỗ lực này không đạt được nhiều thành tựu cho đến gần đây.

Hiện tại, mọi thứ đang khởi sắc nhờ số lượng người thực hiện thanh toán qua di động tại các cửa hàng ở Việt Nam tăng nhanh hơn so với ở các nơi khác tại Đông Nam Á, theo báo cáo gần đây của PwC. Tỉ lệ người tiêu dùng sử dụng thanh toán di động tại Việt Nam đã tăng từ 37% năm 2018 lên 61% năm 2019.

"Các dịch vụ thanh toán di động đang được người dân sử dụng rộng rãi, đặc biệt là ở các khu vực mới nổi - nơi mọi người không còn sử dụng hệ thống điện thoại cố định mà chuyển sang điện thoại di động và điện thoại thông minh", báo cáo trên cho hay.

Ứng dụng thanh toán Momo, một trong những ví điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam, vừa đăng kí khách hàng thứ 10 triệu vào tháng 11/2018, tăng gấp 10 lần so với hai năm trước.

Dịch vụ này cho phép người dùng thanh toán hóa đơn, chuyển tiền hoặc mua hàng tại hơn 100.000 điểm thanh toán trên cả nước, trong đó có Circle K và Ministop - hai chuỗi cửa hàng tiện lợi thuộc sở hữu của Nhật Bản.

Momo đang tiếp tục thu hút tài trợ để mở rộng hơn. Vào tháng 1/2019, Momo đã tổ chức một vòng tài trợ Series C trị giá khoảng 100 triệu USD, được dẫn dắt bởi công ty cổ phần tư nhân toàn cầu Warburg Pincus. Năm 2016, Momo đã nhận được 28 triệu USD từ Goldman Sachs và Standard Chartered Private Equity.

Một công ty khởi nghiệp thanh toán di động khác của Việt Nam - ZaloPay - cũng đã phát triển nhanh chóng kể từ khi ra mắt năm 2017.

ZaloPay phụ thuộc vào mạng lưới 100 triệu người dùng đã đăng kí với công ty mẹ VNG, một nền tảng giải trí và truyền thông xã hội trực tuyến.

VNG được xem là kì lân đầu tiên của Việt Nam vì các công ty con chưa niêm yết của nó từng có giá trị từ một triệu USD trở lên.

Ngay cả quĩ đầu tư quốc gia GIC của Singapore cũng đang đặt cược vào thị trường thanh toán di động của Việt Nam. GIC là nhà đầu tư chính trong vòng gọi vốn cho VNP (có trụ sở tại Hà Nội), theo một báo cáo được công bố hồi đầu tháng này bởi DealStreetAsia. Báo cáo trên cho biết thêm rằng vòng gọi vốn này đã tăng lên đến 50 triệu USD.

Vào tháng 1/2019, chính phủ Việt Nam đã ban hành một tài liệu yêu cầu ngân hàng trung ương đưa ra những các mới  để khuyến khích sử dụng ví điện tử, chẳng hạn như cho phép mọi người thêm tiền vào ví mà không cần phải thông qua tài khoản ngân hàng.

Ngoài ra, chính phủ Việt Nam còn phê duyệt một dự án thí điểm cho phép chuyển tiền và mua hàng thông số điện thoại cho những giao dịch nhỏ.

4 ngân hàng lớn của Thái Lan cùng hợp lực

Thái Lan có tỉ lệ thâm nhập cao nhất trong khu vực ở mức 67%. Ngân hàng di động (mobile banking) đang phát triển mạnh mẽ tại Thái Lan khi rất nhiều người dân không có thẻ tín dụng hoặc sổ ngân phiếu.

Tháng 3/2018, 4 ngân hàng lớn nhất nước này, gồm Bangkok Bank, Kasikornbank, Siam Commercial Bank và Krung Thai Bank đã giảm mức phí cho chủ tài khoản thực hiện giao dịch trực tuyến và di động tại bất kì ngân hàng Thái Lan nào. Một số ngân hàng nhỏ cũng sẽ sớm bắt kịp.

Các xu hướng này phù hợp với kế hoạch của chính phủ Thái Lan trong việc giúp nền kinh tế vốn dựa vào tiền mặt của nước này tiến tới không tiền mặt.

Dù phát triển hơn, Malaysia và Singapore vẫn bị bỏ lại phía sau

Trong khi đó, các quốc gia phát triển hơn trong khu vực, chẳng hạn như Singapore và Malaysia, lại chứng kiến tỉ lệ thanh toán di động thấp hơn, bất chấp những nỗ lực của chính phủ các nước này.

Tiền mặt và ngân phiếu vẫn chiếm 40% hoạt động thanh toán của Singapore, mặc dù Singapore có mạng lưới ATM rộng khắp. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), trong năm 2017, cứ 100,000 người lớn ở Singapore thì có trên 65 máy ATM.

Tuy nhiên, chính phủ Singapore vẫn chưa bỏ cuộc. Năm 2018, chính phủ Singapore đã tuyên bố hướng đến mục tiêu cắt giảm hơn nữa việc sử dụng tiền mặt và đưa Singapore trở thành quốc gia không ngân phiếu vào năm 2025.

Năm 2018, Hiệp hội Ngân hàng Singapore đã ra mắt PayNow, một dịch vụ cho phép chủ tài khoản ngân hàng chuyển tiền cho nhau bằng số điện thoại di động thay vì số tài khoản.

Trần Nam Thi

Chủ tịch Sacombank: Tôi không liên quan gì bà Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát
Người đứng đầu ngân hàng nói rằng tất cả tin đồn ảnh hưởng đến ông sẽ ảnh hưởng đến Sacombank, từ đó chắc chắn ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.