|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

VPBank bất ngờ lên kế hoạch chia cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn

17:35 | 22/06/2021
Chia sẻ
Tại đại hội cổ đông thường niên vừa qua, cổ đông VPBank đã thông qua việc giữ lại phần lợi nhuận năm trước để phục vụ hoạt động kinh doanh thay vì chia cổ tức.
VPBank lấy ý kiến chia cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn - Ảnh 1.

Một điểm giao dịch của VPBank trên đường Điện Biên Phủ. (Ảnh: Lê Huy).

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - Mã: VPB) vừa có quyết định chốt danh sách cổ đông để thực hiện lấy ý kiến bằng vă bản về việc chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ.

Ngày đăng ký cuối cùng là ngày 13/7 tới đây. Việc lấy ý kiến dự kiến được thực hiện trong tháng 7, tại trụ sở chính của ngân hàng. Chi tiết phương án hiện chưa được ngân hàng công bố.

Theo kế hoạch ban đầu được thông qua tại ĐHĐCĐ hồi tháng 4, VPBank không có ý định chia cổ tức và sẽ giữ lại khoản lợi nhuận hơn 8.851 tỷ đồng của năm 2020 để phục vụ hoạt động kinh doanh.

Mặt khác, đại hội vẫn giao và ủy quyền cho HĐQT ngân hàng quyết định việc thực hiện phương án phân phối lợi nhuận năm trước, đảm bảo phù hợp quy định của pháp luật.

Tại đại hội, cổ đông VPBank cũng đã thống nhất phương án sử dụng toàn bộ cổ phiếu quỹ (từ các nguồn mua lại cổ phần ưu đãi cổ tức năm 2018 và mua trên sàn giao dịch năm 2019) để tái phát hành cho các cán bộ nhân viên theo chương trình ESOP và bán cho các nhà đầu tư mới vào các thời điểm thích hợp.

VPBank hiện có hơn 75,2 triệu cổ phiếu quỹ, 15 triệu cổ phiếu trong số đó có thể được bán ra với giá ưu đãi bằng mệnh giá 10.000 đồng/cp theo chương trình ESOP. Ngoài ra, HĐQT ngân hàng cũng có thể quyết định chọn phương án phát hành mới cho chương trình ESOP, khối lượng phát hành tối đa cũng là 15 triệu cổ phiếu.

Cổ phiếu ESOP sẽ bị hạn chế chuyển nhượng tối đa 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt bán và được giải tỏa dần qua các năm.

Chia sẻ tại đại hội, ban lãnh đạo ngân hàng cho biết tính đến cuối quý I, vốn chủ sở hữu của VPBank đạt gần 56.000 tỷ đồng. 

Con số này được dự kiến sẽ đạt 90.000 tỷ đồng vào năm 2022, dựa vào một số nguồn thu trong năm bao gồm bán vốn tại FE Credit, lợi nhuận năm 2021 và ký lại hợp đồng bảo hiểm vào khoảng tháng 6/2021. Với nguồn vốn này, VPBank có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên tối thiểu 75.000 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, sau diễn biến giá tích cực nhiều tuần liên tiếp, giá cổ phiếu VPB đã chỉnh mạnh vào phiên 15/6 vừa qua. Kết phiên hôm nay (22/6), giá cổ phiếu VPB dừng ở mức 66.000 đồng/cp, cao gấp hơn 2 lần so với cuối năm trước. Khối lượng giao dịch trung bình mỗi phiên trong một tuần trở lại đạt quanh mức 15 triệu đơn vị, giảm đáng kể so với trước đó.

VPBank lấy ý kiến chia cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn - Ảnh 2.

Diễn biến giá cổ phiếu VPB từ đầu năm đến nay. (Ảnh: TradingView).

Lê Huy

Khối ngoại chưa dừng bán ròng tuần VN-Index hồi phục
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.