|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

'Vòng luẩn quẩn' của nhiệt độ cao và nhiên liệu hóa thạch - Bài cuối: Cần mọi công cụ sẵn có

00:50 | 31/07/2023
Chia sẻ
Tại Mỹ, sự phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên đã trở thành tâm điểm của các cuộc tranh luận về chính sách biến đổi khí hậu và năng lượng.

 

(Ảnh minh hoạ: Getty Images).

Tại Mỹ, sự phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên đã trở thành tâm điểm của các cuộc tranh luận về chính sách biến đổi khí hậu và năng lượng.

Những người bảo thủ và một số người theo chủ nghĩa ôn hòa ủng hộ khí đốt vì Mỹ có nguồn dự trữ dồi dào và khí đốt khi đốt cháy có lượng khí thải chỉ bằng một nửa so với than đá.

Tuy nhiên, các nhà hoạt động khí hậu tích cực hơn cảnh báo rằng quốc gia này sắp đạt đến giới hạn lợi ích mà hệ thống có thể tạo ra và họ cần ngừng đầu tư dài hạn vào khí đốt.

Sự phụ thuộc của Mỹ vào khí đốt đã diễn ra trong 15 năm qua. Việc sử dụng khí đốt đã mở rộng nhanh chóng khi công nghệ mới - khoan thủy lực - cắt giảm chi phí sản xuất trong nước trong khi các cơ quan quản lý tìm cách giảm lượng khí thải độc hại từ các nhà máy than.

Kết quả là mức tiêu thụ khí đốt hàng năm của Mỹ đã tăng gần 50% từ năm 2006 đến năm ngoái, liên tục lập kỷ lục về sản xuất và tiêu thụ, theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). Theo dữ liệu của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, trong khoảng thời gian đó, lượng khí thải nhà kính của Mỹ đã giảm hơn 14%.

Một phần vì những xu hướng như vậy, một số nhà nghiên cứu khẳng định rằng - ít nhất ở Mỹ - nhiệt độ cực cao chỉ là một câu hỏi hóc búa ngắn hạn, được giải quyết bằng sự phát triển liên tục của năng lượng Mặt Trời và gió không phát thải trên toàn thế giới.

Ông Andrew Dessler, một nhà khoa học tại Đại học Texas A&M, cho biết năng lượng tái tạo đang giúp ích và các yếu tố như tăng dân số và sự giàu có là nguyên nhân gây ra phát thải lớn hơn khí tự nhiên.

Mỹ cũng đã đạt được những bước tiến lớn trong việc bổ sung năng lượng không phát thải, chẳng hạn như gió và Mặt Trời. Mỹ cũng đầu tư thêm thông qua đạo luật chi tiêu khí hậu khổng lồ năm ngoái.

Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) được kỳ vọng rộng rãi sẽ đẩy nhanh sự phát triển đó và cuối cùng là giảm mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên. Tuy nhiên, có sự bất đồng rộng rãi về thời điểm điều đó có thể xảy ra, với một số người mong đợi nhu cầu khí đốt sẽ còn mạnh trong nhiều năm tới.

Bà Christi Tezak, Giám đốc điều hành của công ty nghiên cứu độc lập ClearView Energy Partners, cho rằng không có hệ thống lớn nào thay đổi nhanh như vậy. Nước Mỹ sẽ sử dụng khí đốt trong một thời gian khá dài và gần như chắc chắn là lâu hơn hầu hết các nhóm môi trường mong đợi.

Trong khi đó, nhu cầu về khí đốt và than đá của Mỹ - và lượng khí thải - thậm chí còn bị ràng buộc chặt chẽ hơn với thời tiết. Các nhà khai thác lưới điện có xu hướng sử dụng năng lượng tái tạo trước tiên, bất cứ khi nào có sẵn, vì gió và nắng là miễn phí. Khi nhu cầu tăng lên, họ kêu gọi nhiều nhà máy đốt than và khí đốt hoạt động nhiều hơn.

Ông Glenn McGrath, người đứng đầu nhóm cung cấp điện tại EIA, cho biết: “Hầu hết mọi nơi ở Mỹ, bất kỳ sự gia tăng về nhu cầu điện đều được đáp ứng bằng nguồn tài nguyên hóa thạch”. Các vùng ở miền Nam, những vùng nóng nhất của đất nước, sử dụng năng lượng để làm mát các tòa nhà thương mại nhiều gấp 6 lần so với những vùng mát nhất của đất nước, theo dữ liệu của EIA.

Nhiều nhóm môi trường cho rằng nhu cầu mạnh mẽ này càng cho thấy nhu cầu cấp thiết phải loại bỏ nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, một số nhóm đã kết luận rằng những xu hướng này cho thấy không thể loại bỏ nhiên liệu hóa thạch đủ nhanh để giải quyết biến đổi khí hậu.

Họ ủng hộ việc gắn các hệ thống thu giữ CO2 vào các nhà máy đốt nhiên liệu hóa thạch hiện có như một cách để giảm lượng khí thải.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đề xuất các yêu cầu có thể khiến nhiều nhà máy điện đốt than và khí đốt, bắt đầu từ những năm 2030, lắp đặt hệ thống thu hồi carbon. Lực lượng Đặc nhiệm Không khí Sạch, một tổ chức môi trường, cho rằng Mỹ phải bắt buộc thực hiện những thay đổi đó cùng với việc xây dựng hệ thống năng lượng tái tạo nhanh hơn.

Ông Ben Longstreth, người đứng đầu nhóm vận động thu hồi carbon, nhấn mạnh: các điều kiện khắc nghiệt khiến các thách thức trở nên khó khăn hơn và con người cần tất cả những công cụ có thể.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Nguyễn Tuyến

Đang hoàn thiện phương án chuyển giao các ngân hàng GPBank và DongA Bank, cơ cấu lại SCB
Báo cáo của Chính phủ cho thấy đã hoàn thiện phương án chuyển giao bắt buộc đối với hai ngân hàng CBBank và OceanBank và đang tiến hành tiếp với các ngân hàng GPBank và DongA Bank, đồng thời có phương án cơ cấu lại SCB.