Chiều 3/12, Bộ Tài chính tiếp tục tổ chức Hội nghị trực tuyến với 53 địa phương về tình hình giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài 11 tháng và các biện pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Quyết định số 833/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương; phân bổ vốn từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2021 còn dư sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 phải tập trung triển khai những công trình, dự án lớn; tổng số lượng dự án phải thấp hơn giai đoạn 2021 – 2025 định hướng khoảng 15 - 20%.
Theo Bộ Tài chính, một số bộ, cơ quan trung ương giải ngân vốn đầu tư công rất thấp như Ủy ban Dân tộc, Đại học Quốc gia TP HCM, Đại học Quốc gia Hà Nội…
Đã qua nửa đầu năm 2024, giải ngân vốn đầu tư công ở một số địa phương thuộc Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn chậm, chưa đạt kế hoạch đề ra, nên cần khắc phục điểm nghẽn này.
Tổng cục Thống kê cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư công thực hiện ước đạt 244,4 nghìn tỷ đồng, bằng 33,8% kế hoạch năm và tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Ngày 5/7, Bộ Tài chính cho biết ước thanh toán vốn kế hoạch năm 2024 từ đầu năm đến ngày 30/6 là 196.669,4 tỷ đồng, đạt 27,51% kế hoạch và đạt 29,39% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Tính đến ngày 15/6, Hà Nội đã giải ngân 17.175 tỷ đồng vốn đầu tư công. Thông tin được công bố tại họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý II/2024 của UBND TP Hà Nội vào chiều nay (26/6).
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc cho phép phân bổ thêm 50% số vốn đầu tư công nguồn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho tỉnh Nghệ An sẽ bảo đảm tính ổn định, công khai, minh bạch, rõ ràng của chính sách, tạo sự chủ động cho địa phương trong việc cân đối, lập kế hoạch bố trí nguồn lực cho các dự án.
Nhiều địa phương cho biết gặp khó khăn do một số quy định từ đầu tư công và pháp luật liên quan; việc bồi thường giải phóng mặt bằng; tình trạng thiếu đất, cát và nguyên, nhiên, vật liệu thi công…
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, năm nay, nếu xảy ra việc thiếu vốn đầu tư công thì cần điều chỉnh hài hòa kế hoạch bởi luôn có tình trạng nơi thiếu, nơi thừa.
Đầu tư công dù được thúc đẩy từ đầu năm 2023, song thực tế nguồn vốn đầu tư công khi bơm vào nền kinh tế luôn có độ trễ. Đến quý IV/2023, sau khi ghi nhận mức giải ngân tăng trưởng hai con số năm thứ hai liên tiếp, những con số tích cực trong kết quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp xây dựng đã cho thấy dòng vốn này đã bắt đầu thấm vào nền kinh tế.
Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm, phân bổ 100% nguồn vốn mà Thủ tướng giao. Đồng thời, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, đối với các địa phương còn chậm của các dự án đường bộ cao tốc, hoàn thành bàn giao toàn bộ mặt bằng trong quý I năm 2024.
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.