BVSC cho rằng rủi ro đối với đồng VND từ giờ đến cuối năm nếu có vẫn sẽ đến từ diễn biến của đồng USD, mức mất giá có thể lên cao nhất tới 4% trong năm 2022.
SSI Research cho biết NHNN đang có xu hướng điều tiết thanh khoản trên hệ thống duy trì ở mức vừa đủ, không còn quá dồi dào như giai đoạn 2020-2021 nhằm duy trì mặt bằng lãi suất liên ngân hàng VND phù hợp và có mức chênh lệch hợp lý với lãi suất USD, giảm thiểu áp lực lên tỷ giá.
Đại diện IMF cho biết NHNN đang cố gắng ổn định tỷ giá để giúp sản xuất trong nước, điều này phù hợp với chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, nếu nâng trần tín dụng sẽ ảnh hưởng tới tỷ giá.
SSI cho biết NHNN đã bơm ra khoảng gần 20.000 tỷ đồng thông qua kênh OMO chỉ trong ba ngày giao dịch trước kỳ nghỉ lễ 2/9. Lãi suất VND liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm được đẩy mạnh lên 4,5%.
CEO WiGroup dự báo mặt bằng chung lãi suất sẽ tăng khoảng 0,5 điểm % từ nay đến cuối năm do áp lực tỷ giá và chênh lệch tín dụng - huy động tăng lên mức báo động.
Trong bối cảnh tỷ giá biến động khó lường, chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp xuất khẩu, có lợi thế về thu hút dòng vốn FDI hoặc đang vay nợ bằng đồng JPY sẽ được hưởng lợi.
Ngân hàng Nhà nước khẳng định sẽ tiếp tục điều hành tỷ giá linh hoạt, góp phần bình ổn thị trường ngoại tệ, ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Lãi suất liên ngân hàng đã tăng mạnh trước áp lực thanh khoản. Cuối tuần qua, lãi suất kỳ hạn qua đêm ghi nhận ở 2,8% (tăng gần 2 điểm % so với tuần trước) và 1 tuần là 2,82%, tăng 1,45 điểm %.
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.