NHNN đã sử dụng công cụ bán kỳ hạn hợp đồng USD 3 tháng nhằm hỗ trợ thanh khoản USD cho thị trường. Đây là lần đầu tiên kể từ giữa năm 2018 NHNN thực hiện nghiệp vụ trên.
Hoạt động cho vay ra nước ngoài phải dựa trên cơ sở không ảnh hưởng đến an toàn vĩ mô, an ninh chính trị xã hội, không trái với chính sách quốc phòng,...
Trước áp lực lạm phát tăng cao trong năm 2022, BSC dự báo tỷ giá liên ngân hàng nhiều khả năng sẽ nằm trong khoảng 23.100-23.200, tăng 0,7- 1,2% so với năm 2021.
Trong năm 2021, tỷ giá giao dịch thực tế tại ngân hàng thương mại đã giảm tới 1,14% so với cuối năm 2020, tương đương với VND đã lên giá 1,14% so với đồng USD.
Kho bạc Nhà nước đã 3 lần thông báo về nhu cầu mua ngoại tệ từ NHTM với tổng khối lượng mua vào dự kiến là 800 triệu USD. Với giá mua vào niêm yết trên NHNN là 22.650 VND/USD, lượng tiền VND được bơm ra NHTM tương đương 18.120 tỷ đồng.
Trong năm 2022, tỷ giá USD/VND sẽ chịu áp lực lớn hơn từ thị trường quốc tế khi các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới thay đổi chính sách. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự báo tỷ giá sẽ được giữ ở mức ổn định với mức dao động không quá lớn.
SSI Research cho biết thanh khoản tiền đồng sẽ tăng mạnh đến từ các hợp đồng mua ngoại tệ đến từ NHNN và KBNN. Trong khi đó, tỷ giá USD/VND duy trì trạng thái ổn định hoặc có thể tiếp tục giảm nhẹ.
BVSC cho biết NHNN đã thực hiện ba lần giảm giá mua vào ngoại tệ trong 11 tháng đầu năm, với tổng mức giảm là 475 đồng. Tỷ giá USD/VND đã giảm 1,73% so với cuối năm 2020.
Chứng khoán Bảo Việt cho rằng những chính sách gần đây của NHNN đang hướng tới việc bơm tiền ra thị trường và hỗ trợ nền kinh tế, đặc biệt là các cá nhân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19.
Tính từ đầu năm đến 29/5, tỷ giá trung tâm đã liên tục được điều chỉnh tăng và dừng lại ở mức 22.605 VNĐ/USD, tương đương tăng 0,8%. Nguyên nhân chính là do đồng USD mạnh lên trên thị trường thế giới.