|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Vĩnh Hoàn tăng vốn công ty con lên 450 tỉ đồng

11:46 | 04/09/2020
Chia sẻ
HĐQT CTCP Vĩnh Hoàn (Mã: VHC) vừa thông qua quyết định tăng vốn điều lệ tại công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vĩnh Phước từ 400 tỉ đồng lên 450 tỉ đồng.

Tháng 9/2018, Vĩnh Hoàn đã chi 300 tỉ đồng thành lập Thực phẩm Vĩnh Phước, tương đương 100% vốn điều lệ của công ty. Thực phẩm Vĩnh Phước hoạt động chính trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến, bảo quản, mua bán thủy sản... với công suất chế biến fillet đạt 150 tấn cá tra nguyên liệu/ngày.

Giám đốc Thực phẩm Vĩnh Phước là bà Lê Thị Sáu. Bà Sáu có kinh nghiệm làm việc tại Vĩnh Hoàn 20 năm, sau đó được bổ nhiệm vào vị trí giám đốc Vĩnh Phước từ đầu quí IV/2018. Tính đến ngày 31/12/2019, bà Sáu sở hữu 0,015% cổ phần VHC.

Tại ngày 30/6/2020, Vĩnh Hoàn sở hữu 4 công ty con. Ngoài Thực phẩm Vĩnh Phước, VHC còn sở hữu 100% vốn điều lệ tại Công ty TNHH MTV Vĩnh Hoàn Collagen (chiết xuất và sản xuất gelatin, collagen), Công ty TNHH MTV Thanh Bình Đồng Tháp (kinh doanh thủy sản). Ngoài ra, VHC sở hữu 98% vốn điều lệ tại Công ty TNHH Sản xuất giống cá tra Vĩnh Hoàn.

Về tình hình kinh doanh, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ của Vĩnh Hoàn trong quí II đạt 215,4 tỉ đồng, giảm gần 49% so với cùng kì. Nguyên nhận được công ty đưa ra là giá bán giảm và ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh COVID-19.

Chứng khoán BSC kì vọng kết quả kinh doanh của Vĩnh Hoàn sẽ khởi sắc trong 6 tháng cuối năm 2020 nhờ nhu cầu phục hồi khi lệnh phong tỏa dỡ bỏ và kênh HORECA (phân phối tới nhà hàng – khách sạn) hoạt động trở lại bên cạnh tăng trưởng mảng collagen và gelatin nhờ dây chuyền mới trong quí IV/2020 và năm 2021.

Năm 2020, BSC dự báo doanh thu thuần của công ty đạt 8.544 tỉ đồng, tăng gần 9% nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 20% còn 947 tỉ đồng.

Biên lợi nhuận gộp năm 2020 dự báo đạt 17,6%, giảm so với mức 19,4% năm 2019. Trong 6 tháng đầu năm, biên lợi nhuận gộp của Vĩnh Hoàn đạt mức 16,3%. 

BSC kì vọng trong 6 tháng cuối năm 2020 chi phí nguyên vật liệu dự kiến giao dịch quanh vùng đáy và giá bán tăng nhẹ từ quí IV/2020 giúp biên lợi nhuận gộp được cải thiện.

Thu Thảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.