|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Vĩnh Hoàn rót vốn lần 3 vào công ty sản xuất giống cá tra

22:20 | 06/07/2022
Chia sẻ
Vĩnh Hoàn vừa góp thêm 50 tỷ đồng vào Công ty TNHH Sản xuất Giống Cá Tra Vĩnh Hoàn, nâng tổng số vốn góp lên 148 tỷ đồng, chiếm 98,7% vốn điều lệ của công ty.

Công ty CP Vĩnh Hoàn (Mã: VHC) vừa công bố quyết định tăng vốn góp tại Công ty TNHH Sản xuất Giống Cá Tra Vĩnh Hoàn thêm 50 tỷ đồng. Tổng số vốn sau khi góp bổ sung là 148 tỷ đồng,chiếm 98,7% vốn điều lệ của công ty. Số vốn góp này do bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Vĩnh Hoàn đại diện quản lý. Trước đó,  Vĩnh Hoàn đã có hai lần tăng vốn thêm vào công ty này.

Công ty TNHH Sản xuất Giống Cá Tra Vĩnh Hoàn được thành lập vào năm 2019 với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất giống thủy sản nội địa.Vốn điều lệ của Công ty TNHH Sản xuất Giống Cá Tra Vĩnh Hoàn tại thời điểm ngày 31/12/2019 là 50 tỷ đồng, trong đó Vĩnh Hoàn nắm giữ 96% vốn điều lệ, tương ứng 48 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh, theo thông tin công bố, trong tháng 5 Vĩnh Hoàn đã ghi nhận tổng doanh thu đạt 1.509 tỷ đồng, tăng 96% so với tháng 5/2021.

Trong đó, doanh thu mảng cá tra chiếm tỷ trọng lớn nhất (69%), tương đương 1.036 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Đóng góp lớn thứ hai trong cơ cấu doanh thu đến từ sản phẩm phụ với 255 tỷ, tăng vọt 73% so với tháng 5/2021.

Luỹ kế 5 tháng đầu năm, Vĩnh Hoàn đạt 6.433 tỷ đồng doanh thu, tăng 90% so với cùng kỳ năm ngoái. Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu tăng đột biến trong bối cảnh giá cá tra tăng mạnh cùng với nhu cầu tăng cao. 

Năm 2022, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 13.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.500 tỷ đồng, tương ứng tăng 43,5% và tăng 35,6% so với năm 2021. Nếu đạt được thì đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất kể từ khi hoạt động của công ty. Mức trả cổ tức năm 2022 dự kiến là 20% bằng tiền và 20% bằng cổ phiếu.

Như Huỳnh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.