Vinalines 'chốt' phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng trong tháng 8
Nghịch lý 'rẻ vẫn không câu khách' và kế sách của ông Chủ tịch Vinalines | |
Cảng Cái Mép lỗ luỹ kế hơn hơn 3.300 tỷ đồng, vượt xa vốn chủ sở hữu |
Cảng quốc tế Cái Mép, do liên doanh APM Terminal, Cảng Sài Gòn và Vinalines đầu tư, đón siêu tàu container. Ảnh: TTXVN |
Tổng công ty Hàng hàng Việt Nam (Vinlines) vừa cho biết, phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã được Bộ Giao thông Vận tải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đây là lần thứ hai trong vòng 3 tháng qua và lần thứ ba tính từ năm 2014, phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty được trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, quyền Tổng giám đốc Vinalines cho biết, phương án mới nhất (phương án tháng 3/2018) được xây dựng theo Nghị định số 126/2017/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần (Nghị định 126). Hình thức cổ phần hóa Công ty mẹ - Vinalines sẽ là kết hợp vừa bán bớt một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Khi xác định giá trị doanh nghiệp theo Nghị định số 126, giá trị tài sản của Công ty mẹ - Tổng công ty (chủ yếu là tàu biển) giảm hơn 800 tỷ đồng so với giá trị sổ sách. Tính đến quý I/2018, ngoài việc sở hữu đội tàu biển gồm 92 chiếc, với tổng trọng tải 1,8 triệu DWT, Vinalines đang có vốn góp tại 14 doanh nghiệp cảng biển, khai thác 67 cầu cảng với tổng chiều dài 11.885m, chiếm 27% số cầu cảng và 20% tổng chiều dài cảng biển cả nước.
“Sau khi cổ phần hóa thành công, Vinalines sẽ có vốn điều lệ hơn 14.046 tỷ đồng, bao gồm giá trị vốn Nhà nước hơn 11.946 tỷ đồng. Với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần, tổng số lượng cổ phần phát hành lần đầu của Vinalines là 1.404.605.800 cổ phần”, ông Nguyễn Cảnh Tĩnh thông tin.
Một điều đáng chú ý trong phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty đó là cơ cấu vốn điều lệ và cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu tại Vinalines được kiến nghị theo hướng Nhà nước nắm 65% vốn điều lệ, tương đương 912.993.770 cổ phần. Bán cho nhà đầu tư chiến lược 207.896.970 cổ phần, tương đương 14,8% vốn điều lệ; bán ưu đãi cho cán bộ, công nhân viên 2.293.900 cổ phần, tương đương 0,16% vốn điều lệ; bán ưu đãi cho tổ chức công đoàn 0,04% vốn điều lệ.
Như vậy, so với phương án cổ phần hóa trình Bộ Giao thông Vận tải vào cuối tháng 12/2017 xây dựng theo Nghị định số 59/2011, quy mô vốn điều lệ của Vinalines tại phương án tháng 3/2018 tăng thêm 130 tỷ đồng.
Cũng theo ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, sau khi trình Chính phủ, phương án cổ phần hóa công ty mẹ - Tổng công ty mới sẽ được các bộ, ngành cho ý kiến. Thời gian phát hành cổ phần lần đầu ra bên ngoài (IPO) sẽ phải lùi đến tháng 8/2018 và đại hội đồng cổ đông lần đầu dự kiến được tổ chức vào tháng 9/2018.
"Tuy nhiên, tiến trình IPO vẫn còn một số vướng mắc; trong đó, việc hạch toán không điều chỉnh lại giá trị tài sản theo kết quả xác định giá trị doanh nghiệp (đã được đánh giá lại sát với giá thị trường) mà giữ nguyên giá trị tài sản theo sổ sách kế toán dẫn đến chi phí kinh doanh tăng cao. Những vướng mắc này, Tổng công ty đang phối hợp giải quyết", ông Nguyễn Cảnh Tĩnh chia sẻ.
Xem thêm |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/