|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Viettel Construction (CTR) ước lãi trước thuế 194 tỷ đồng trong 5 tháng

15:23 | 13/06/2022
Chia sẻ
5 tháng đầu năm, Viettel Construction đã đạt 37,5% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel (Viettel Construction, mã: CTR) đã công bố tình hình kinh doanh lũy kế tháng 5/2022 với doanh thu của công ty đạt gần 3.433 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt gần 194 tỷ đồng, tăng 24,2% so với cùng kỳ.

Theo đó, CTR đã đạt 37,5% mục tiêu lợi nhuận cả năm và 40% mục tiêu doanh thu cả năm trong 5 tháng đầu năm.

  Ảnh: Viettel Construction.  

Cơ cấu doanh thu lũy kế 5 tháng đầu năm 2022 củaViettel Construction đến từ 5 mảng chính, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là mảng vận hành khai thác (VHKT) với 59%, tiếp theo là mảng xây lắp đóng góp 25%, đứng thứ ba là mảng giải pháp tích hợp (GPTH) với tỷ lệ 10%. Còn lại là dịch vụ khai thác (DVKT) và hạ tầng cho thuê (HTCT).

Điểm qua hoạt động kinh doanh của Viettel Construction, ở mảng VHKT,Viettel Construction  đã trở thành đại lý cấp 1 chính thức của SonHa Myanamar.

Về mảng xây dựng,Viettel Construction đã thực hiện chương trình phủ huyện đạt lũy kế 615/701 huyện, đạt 88% kế hoạch năm, phủ xã đạt 1.510/5.304, đạt 28,5% kế hoạch năm. Ngoài ra, doanh nghiệp đã thi công cột bao 30/30 trạm, 4 đài rada Quân chủng Hải quân, 42.500 cổng GPON,...

Ở mảng GPTH,Viettel Construction đã ký hợp đồng mảng cơ điện với tổng giá trị nguồn việc khoảng 20 tỷ đồng. Đối tác tiêu biểu: Mercedes-Benz Haxaco Cần Thơ, Khu nghỉ dưỡng biển Vinacapital,...

Bên cạnh đó, với mảng DVKT, lũy kế 5 tháng đầu năm,Viettel Construction cung cấp dịch vụ cho 62.000/500.000 hộ gia đình, 1.200/2.000 hệ thống cửa hàng.

Ở lĩnh vực HTCT, trong 5 tháng đầu năm, doanh nghiệp đã hoàn thành xây dựng lũy kế 684/2.500 trạm BTS, đạt 27% kế hoạch 2022. Riêng trong tháng 5, tổng công ty hoàn thành xây dựng 320 trạm.

Duy Anh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.