|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

VietABank ra sao khi ông chủ của Việt Phương 'cầm lái'?

07:32 | 28/11/2017
Chia sẻ
Trong giới tài chính, ông Phương Hữu Việt được nhiều người biết đến khi cùng Tập đoàn Đầu tư Việt Phương góp vốn và trở thành cổ đông lớn nhất của Ngân hàng Việt Á (VietABank).

Trong các ngân hàng TMCP đang hoạt động tại Việt Nam, thương hiệu VietABank được đánh gia là chưa nổi bật. Tính đến cuối năm 2015, VietABank mới có vốn điều lệ 3.098 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) ra đời từ năm 2003 trên cơ sở hợp nhất Công ty Tài chính cổ phần Sài Gòn và Ngân hàng TMCP Nông thôn Đà Nẵng. Ngày mới thành lập, VietABank có vốn điều lệ hơn 76 tỷ đồng, cổ đông sáng lập nắm cổ phần lớn nhất là Ban Tài chính Thành ủy TP.HCM với tỷ lệ 29,8%. Trước hợp nhất, Công ty Tài chính cổ phần Sài Gòn có quan hệ sở hữu với 6 đơn vị, đặc biệt trong đó có ACB và Ngân hàng Nông thôn Đà Nẵng.

vietabank ra sao khi ong chu cua viet phuong cam lai

Cổ đông lớn là CTCP Tập đoàn đầu tư Việt Phương do ông Phương Hữu Việt là Chủ tịch HĐQT. Ông Việt cũng là chủ tịch HĐQT của VietABank. Vợ con ông không thấy có tên trong danh sách sở hữu cổ phần cổ phiếu nhưng người cháu gái là Phương Thanh Nhung, từng là Tổng giám đốc và hiện là Phó chủ tịch HĐQT thì sở hữu hơn 4% vốn của ngân hàng, cùng với chồng của chị Nhung là Trần Việt Anh cũng có lượng cổ phiếu VietABank không nhỏ.

Ông Việt đầu tư vào VietABank từ tháng 8/2011 với tỷ lệ sở hữu gồm cả cá nhân và đại diện cho cổ đông sở hữu là 17,36% cổ phần của VietABank và tham gia vào HĐQT của ngân hàng này. Từ tháng 8/2011 đến nay, ông giữ chức Chủ tịch HĐQT VietABank.

Tuy nhiên, ngay sau khi trở thành cổ đông lớn, VietABank đã dính vào vụ “lùm xùm” liên quan đến việc nhóm cổ đông của ông Phương Hữu Việt đã đem cầm cố và chuyển nhượng cổ phần VietABank cho nhiều TCTD mặc dù chưa hoàn thành quá trình mua bán cổ phần với VietABank.

Cụ thể, nhóm cổ đông mới đã đem cầm cố và chuyển nhượng cổ phần VietABank cho nhiều tổ chức tín dụng mặc dù chưa hoàn thành quá trình mua bán cổ phần với Ngân hàng VietABank. Cụ thể, vào tháng 7/2010, VietABank ký hợp đồng về nguyên tắc, bán 36 triệu cp cho Tập đoàn Việt Phương và 15 triệu cp cho ông Phương Hữu Việt với giá 10,600 đồng/cp với 3 đợt thanh toán: (Đợt 1 – Trước 31/7/2010) Đặt cọc 5-10%; (Đợt 2 – Trước 30/9/2010) Thanh toán 50% và (Đợt 3 – Trước 30/11/2010) Thanh toán số tiền còn lại. Tuy nhiên, toàn bộ số cổ phần này bị phát hiện đã được cầm cố tại nhiều ngân hàng khác nhau trong vòng khoảng 1 năm sau khi ký hợp đồng hứa mua trên. Nhiều ngân hàng đã lần lượt gửi văn bản về Ngân hàng đề nghị phong tỏa số cổ phần do Tập đoàn Việt Phương và ông Việt nắm giữ.

Ngay sau đó, ba ngân hàng là OceanBank, MaritimeBank, GPBank đã lần lượt gửi văn bản về Ngân hàng đề nghị phong toả số cổ phần do Tập đoàn Việt Phương và ông Việt nắm giữ.

Cùng với vụ “lùm xùm” đó là sự đi xuống trong kết quả hoạt động kinh doanh. Cụ thể, năm 2012, lợi nhuận trước thuế của VietABank là 211 tỷ đồng, năm 2013 giảm mạnh xuống còn hơn 76 tỷ đồng.

Vào giữa năm 2014, VietABank tái cấu trúc ngân hàng bằng cuộc cải tổ toàn diện với việc chuyển trụ sở ra Hà Nội và dự kiến thay đổi cả thương hiệu nhận diện. Tuy nhiên cho đến nay, thị trường có rất ít thông tin nào liên quan đến hoạt động của ngân hàng này.

Tính đến hết quý 3/2017, nhìn chung, phần lớn hoạt động kinh doanh trong kỳ đều có sự khởi sắc, với thu nhập lãi thuần đạt gần 235 tỷ đồng, tăng trưởng 10,3% so với cùng kỳ, hoạt động kinh doanh ngoại hối mang về khoản lãi thuần 7,7 tỷ đồng, so với mức lỗ 6,8 tỷ đồng trong năm ngoái, lãi từ hoạt động khác đạt 3 tỷ đồng, tăng trưởng 43%... Duy có mảng dịch vụ tong kỳ vẫn báo lỗ 2,3 tỷ đồng, tăng lỗ so với mức 1,9 tỷ đồng cùng kỳ.

Chi phí hoạt động trong kỳ của ngân hàng ở mức hơn 153 tỷ đồng, tăng 15,9% trong khi chi phí rủi ro tín dụng cũng tăng 12,8%, lên 80,5 tỷ đồng.

Kết thúc quý III/2017, VietABank ghi nhận lợi nhuận trước thuế 12,7 tỷ đồng, tăng 76,4% so với cùng kỳ năm trước. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế gần 118 tỷ đồng, tăng trưởng 16,8%.

Dù vậy, so với kế hoạch lợi nhuận 253 tỷ đồng đề ra hồi đầu năm, ngân hàng mới chỉ hoàn thành chưa được phân nửa. Điều này sẽ gây áp lực lớn cho Ban lãnh đạo trong quý cuối cùng của năm.

Hiện VietABank đang có hơn 1.123 tỷ đồng nợ xấu, tăng tới 72,6% so với đầu năm, trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng tới gần 2,9 lần, lên 953 tỷ đồng, chiếm gần 85% tổng nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tính đến cuối quý III đang ở mức 3,49%, tăng vọt so với mức 2,14% hồi đầu năm.

Nói về CTCP Tập đoàn đầu tư Việt Phương, mới đây nhất, công ty này đã dính đến lùm xùm có nhiều sai phạm ở các dự án khai thác cát tại huyện Phong Điền (Thừa Thiên- Huế).

Thanh tra Cty CP Tập đoàn Đầu tư Việt Phương đã phát hiện chưa thực hiện ký quỹ phục hồi môi trường năm 2016; chưa thực hiện huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động để được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, thẻ an toàn theo quy định. Cty CP Tập đoàn Đầu tư Việt Phương chậm nộp cấp quyền khai thác khoáng sản trên 3,2 tỷ đồng. (Theo Giấy xác nhận nợ ngày 30/9/2016 của Phòng Quản lý thu nợ thuộc Cục Thuế TT- Huế). Thanh tra đã yêu cầu Cty CP Tập đoàn Đầu tư Việt Phương khẩn trương triển khai thực hiện dự án hoàn thành và đưa vào khai thác quý I/2017 như đã cam kết.

Ngoài ra, theo tìm hiểu, Tập đoàn Đầu tư Việt Phương cũng là nhà đầu tư chiến lược tham gia cổ phần hóa Vinapharm.

Vinapharm có vốn điều lệ 2.370 tỷ đồng tương ứng 237 triệu cổ phần đăng ký, trong số đó có 40.297.300 cổ phiếu chiếm 17% tổng số cổ phiếu đăng ký giao dịch đang thuộc diện bị hạn chế chuyển nhượng. Đáng chú ý trong số này có 40,29 triệu cổ phiếu của Tập đoàn Đầu tư Việt Phương là số cổ phiếu phát hành cho nhà đầu tư chiến lược khi tiến hành cổ phần hóa. Số cổ phiếu này bị hạn chế giao dịch trong 5 năm kể từ ngày 8/12/2016.

vietabank ra sao khi ong chu cua viet phuong cam lai VietABank lãi sau thuế 9 tháng trên 113 tỷ đồng, nợ xấu vọt lên gần 3,5%

9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt gần 118 tỷ đồng, chưa đầy 1/2 kế hoạch năm. Cùng với đó, ...


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Mai An

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.