Việt Nam ở đâu trong bảng xếp hạng Chuyển đổi năng lượng khu vực ASEAN?
Báo cáo trên đã xem xét cả hai khả năng này, hiện trạng của hệ thống năng lượng tại các quốc gia cũng như sự sẵn sàng đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai.
6 quốc gia thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trở thành tâm điểm khi xét dựa trên thành quả về chỉ số ETI: Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Philippines.
Trường hợp của Thái Lan, đã cải thiện cả ba khía cạnh của tam giác năng lượng, trong đó gồm an ninh và khả năng tiếp cận, sự ổn định môi trường, và phát triển và tăng trưởng kinh tế. Thái Lan cũng được cải thiện về sự sẵn sàng chuyển đổi.
Mặc dù là quốc gia nhập khẩu ròng về năng lượng, Thái Lan đạt điểm cao về khả năng tiếp cận năng lượng và an ninh năng lượng nhờ các nguồn năng lượng đa dạng. Tuy nhiên, điểm số có thể bị tác động bởi giá khí bán buôn cao và các khoản trợ cấp năng lượng theo phần trăm tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Singapore, đứng thứ 13 về ETI, là quốc gia xếp hạng cao nhất trong khu vực ASEAN. Không có gì ngạc nhiên vì Singapore có điểm số cao về khía cạnh "sẵn sàng chuyển đổi" mà WEF đánh giá dựa trên nhiều năm có chính sách ổn định, thể chế mạnh mẽ, khung quản trị mạnh và minh bạch cùng với văn hóa đổi mới và cơ sở hạ tầng hiện đại cho phép chuyển đổi năng lượng.
Thật không may, về hiệu suất, Singapore lại đạt điểm thấp hơn do một thách thức về cấu trúc, vì họ là nhà nhập khẩu ròng về năng lượng với nồng độ của nhiên liệu hóa thạch (đặc biệt là khí đốt) khá cao – từ đó tác động đến hiệu suất của Singapore trên phương diện tiếp cận năng lượng và an ninh an ninh.
Sự thống trị của nhiên liệu hóa thạch tại Singapore cũng đã tác động đến khía cạnh bền vững môi trường, vì Singapore có lượng khí thải CO2 bình quân đầu người cao, trong khi tỷ lệ năng lượng tái tạo lại thấp.
Trong khi đó, Malaysia có thứ hạng cao nhất trong khu vực châu Á mới nổi và đang phát triển. Khả năng tiếp cận năng lượng và an ninh năng lượng của Malaysia ở top 15 quốc gia trong số 115 quốc gia được phân tích về ETI.
Sở dĩ Malaysia đạt thứ bậc cao là nhờ tốc độ điện khí hóa cao, ít sử dụng nhiên liệu rắn, có sự đa dạng về hỗn hợp nhiên liệu và chất lượng cung cấp điện cao.
Tuy nhiên, về phương diện môi trường, cả cường độ carbon và lượng khí thải carbon trên đầu người đều cao hơn 20% so với mức trung bình toàn cầu. Từ đó, khiến quốc gia này có điểm thấp hơn về môi trường.
Malaysia cũng đạt điểm cao về sự sẵn sàng chuyển đổi nhờ đưa ra các quy định và cam kết chính trị mạnh mẽ, văn hóa đổi mới và có điểm số cao về nguồn vốn con người.
Dù vậy, sự sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi của Malaysia lại gặp thách thức bởi cấu trúc hệ thống năng lượng hiện tại với nhu cầu năng lượng cao (tính theo đầu người) và tỷ lệ sử dụng than khá cao trong hỗn hợp nhiên liệu để tạo điện.
Indonesia bị ảnh hưởng nặng nề vì trợ cấp năng lượng. Về phương diện môi trường, đất nước này làm tương đối tốt với cường độ năng lượng thấp. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận và an ninh năng lượng lại suy giảm chủ yếu do tỷ lệ người dân sử dụng nhiên liệu rắn tương đối cao.
Về sự sẵn sàng chuyển đổi, các thách thức chính của Indonesia là các chính sách hiệu quả năng lượng, nhận thức về pháp quyền, tự do đầu tư và tỷ lệ than khá cao trong hỗn hợp sản xuất điện.
Việt Nam đạt điểm thấp về phương diện bền vững môi trường do mức độ ô nhiễm không khí cao, cường độ năng lượng cao và hệ thống năng lượng sử dụng nhiều carbon.
Về khía cạnh tiếp cận năng lượng và an ninh năng lượng, Việt Nam chịu thách thức do tỉ lệ người dân sử dụng nhiên liệu rắn tương đối cao. Những thách thức về chuyển đổi năng lượng của Việt Nam bao gồm các thể chế tương đối yếu, mức độ tự do đầu tư thấp và cơ sở hạ tầng giao thông chất lượng thấp.
Tại Philippines, WEF lưu ý rằng giá điện cao do thuế và cấu trúc Biểu thuế đầu vào (FiT) được sử dụng để khuyến khích nương lượng tái tạo.
Tin tốt ở đây là sự thâm nhập của năng lượng tái tạo đã cân bằng với sự hiện diện của hoạt động sản xuất điện bằng than và tác động tích cực đến sự đa dạng về nguồn cung cấp điện trong nước.
Tuy nhiên, đất nước này tiếp tục đối mặt với những thách thức trong việc tiếp cận năng lượng và an ninh năng lượng do chất lượng cung cấp điện thấp, tỷ lệ điện khí hóa tương đối thấp và tỷ lệ sử dụng nhiên liệu rắn cao.
Về phương diện sẵn sàng chuyển đổi, Philippines đã đưa ra những cam kết về Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC) đầy tham vọng dù có lượng khí thải carbon thấp, với mục tiêu giảm 70% CO2 vào năm 2030. Tuy nhiên, điểm số về sẵn sàng chuyển đổi của Philippines bị tác động tiêu cực bởi nhận thức tiêu cực về thể chế và quản trị, điểm số thấp về khả năng tiếp cận các chỉ số tín dụng, cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém và tỷ lệ sử dụng than khá cao trong hoạt động sản xuất điện.
Khi nhiên liệu hóa thạch cạn kiệt và các công nghệ mới hơn xuất hiện để phục vụ cho các nguồn năng lượng tái tạo, quá trình chuyển đổi năng lượng là không thể tránh khỏi.
Tương lai của quá trình chuyển đổi năng lượng là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối với ASEAN vì quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và mức sống gia tăng tiếp tục thúc đẩy nhu cầu năng lượng tăng lên. Mặc dù vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nhiên liệu hóa thạch, ASEAN nhận ra tầm quan trọng của việc chuyển đổi năng lượng và đang nỗ lực để làm điều đó.