|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Việt Nam là nước quan trọng nhất trong chiến lược mới của SMBC

22:35 | 23/11/2018
Chia sẻ
Ngân hàng SMBC đang chuyển hướng chiến lược mới, tập trung vào châu Á mà Việt Nam là nước quan trọng nhất trong chiến lược này.
viet nam la nuoc quan trong nhat trong chien luoc moi cua smbc Hitachi và SMBC ra mắt hệ thống tiền điện tử tại Việt Nam
viet nam la nuoc quan trong nhat trong chien luoc moi cua smbc
Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương tiếp ông Koichi Miyata, Chủ tịch Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui (SMFG) kiêm Chủ tịch Ngân hàng Sumitomo Mitsui (SMBC) của Nhật Bản. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN

Chiều 23/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương đã tiếp và làm việc với ông Koichi Miyata, Chủ tịch Tập đoàn Sumitomo Mitsu Financial Group (SMFG) kiêm Chủ tịch Ngân hàng Sumitomo Mitsu Banking Corporation (SMBC) của Nhật Bản.

Tại buổi tiếp, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình chào mừng ông Koichi Miyata đến thăm Việt Nam trong bối cảnh quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp, đặc biệt là quan hệ hợp tác kinh tế. Trưởng ban Kinh tế Trung ương đánh giá cao hoạt động hiệu quả của Ngân hàng SMBC tại Việt Nam với các chi nhánh đều kinh doanh có lãi, chất lượng tài sản tốt và không có nợ xấu.

Bày tỏ sự vui mừng được làm việc với Ban Kinh tế Trung ương, ông Koichi Miyata cho biết, Ngân hàng SMBC đang chuyển hướng chiến lược mới, tập trung vào châu Á mà Việt Nam là nước quan trọng nhất trong chiến lược này. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm đầu tư vào Việt Nam, nhất là nhà đầu tư Nhật Bản, SMBC cam kết sẽ hỗ trợ các khoản đầu tư đó.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh, Việt Nam là nền kinh tế có độ mở rất lớn. Việt Nam tiếp tục chủ trương tăng trưởng nhanh, bền vững trên nền tảng ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô, gia tăng khả năng chống chịu của hệ thống ngân hàng với những cú sốc có thể có từ bên ngoài.

Việt Nam cũng sẽ tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh - đầu tư, tạo thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước hoạt động, trong đó có Ngân hàng SMBC. Trưởng ban Kinh tế Trung ương mong muốn, Ngân hàng SMBC tiếp tục hoạt động lâu dài, mở rộng hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam, qua đó đóng góp vào sự phát triển của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Cùng ngày, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương đã tiếp và làm việc với ông Ioannis E. Raptakis, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Hy Lạp tại Việt Nam.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho rằng, hai bên cần nỗ lực phối hợp để tăng nhanh kim ngạch thương mại hai chiều, tương xứng với tiềm năng của hai nước; đề nghị Hy Lạp ủng hộ Việt Nam thúc đẩy quan hệ với Liên minh châu Âu (EU), ủng hộ Việt Nam sớm ký chính thức và triển khai Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), qua đó mở ra không gian hợp tác về kinh tế, thương mại giữa hai bên.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương khẳng định, Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư của Hy Lạp và luôn chào đón các đoàn doanh nghiệp Hy Lạp đến Việt Nam tìm cơ hội kinh doanh.

Xem thêm

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.