Việt Nam là một trong những quốc gia trả lãi nợ công cao vì biến đổi khí hậu
Theo Financial Times, những nước đang phát triển dể bị tổn thương trước biến đổi khí hậu nhất đã phải trả thêm hơn 40 tỷ USD tiền lãi nợ công vì những rủi ro từ tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Thiệt hại về kinh tế do thiên tai gây ra. Nguồn: Imperial College Business School/ SOAS University of London |
Trong vòng 10 năm tới, con số này dự kiến có thể lên tới 168 tỷ USD, theo báo cáo của trường Imperial College Business School và SOAS University of London phối hợp thực hiện.
Các quốc gia dễ bị tổn thương nhất gồm Ghana, Tanzania, Kenya, Bangladesh và Việt Nam.
Trước đó, Liên Hợp Quốc là tổ chức đầu tiên thực hiện báo cáo nhằm định lượng mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và chi phí sử dụng vốn chính phủ. Theo đó, bản báo cáo này so sánh chi phí sử dụng nợ giữa các nước đang phát triển dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu với quốc giá ít bị tác động hơn và các nước thuộc G8 theo chỉ số của trường đại học Notre-Dame University (Mỹ).
Sau khi tính toán kỹ lưỡng trên các khía cạnh như dữ liệu tăng trưởng kinh tế, tài khóa … bản báo cho thấy các nước chịu thiệt hại nhiều nhất từ biến đổi khí hậu có thể đối mặt với tình trạng “tài chính ngày bấp bênh”.
Theo ông Charles Donovan, Giám đốc khoa tài chính và đầu tư tại trường Imperial College Business School đồng thời là một trong những tác giả của báo cáo này, những quốc gia cần thêm đầu tư để bảo vệ chính mình khỏi biến đổi khí hậu lại chính là quốc gia chịu lãi cao hơn.
Bản báo cáo cũng chỉ ra, mặc dù các tổ chức đánh giá tín dụng không trực tiếp xét tới rủi ro khí hậu nhưng trong các kết quả xếp hạng đã hàm ý bao gồm cả yếu tố này. Chẳng hạn như hạn hán sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản và thu nhập từ nước ngoài.
Số lượng thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu. Nguồn: Imperial College Business School/ SOAS University of London |
“Những rủi ro từ khí hậu sẽ là yếu tố cấu thành nên mức độ tổn thương kinh tế của một nước, ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng”, ông Donovan nhận định.
Xem thêm |