|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Việt Nam có thể trở thành một trong những quốc gia phát thải nhiều nhất thế giới

17:18 | 27/06/2023
Chia sẻ
Lượng phát thải khí CO2 của Việt Nam gấp 2 trong 10 năm qua. Mức độ sử dụng năng lượng và chi phí năng lượng cũng tăng lên nhiều. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế 6-7%, Việt Nam được dự báo là một trong những quốc gia phát thải nhiều nhất thế giới.

Phát biểu tại Hội thảo "Net Zero - Chuyển dịch Xanh", Giám đốc AFD Việt Nam Hervé Conan cho biết Việt Nam hiện đang là 1 trong 20 quốc gia phát thải nhiều nhất thế giới.

Lượng phát thải khí CO2 của Việt Nam gấp 2 trong 10 năm qua. Mức độ sử dụng năng lượng và chi phí năng lượng cũng tăng lên nhiều. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế 6-7%, Việt Nam được dự báo là một trong những quốc gia phát thải nhiều nhất thế giới.

"Chúng ta phải thay đổi ngay bây giờ. Mục tiêu Net Zero vào năm 2050 cần chiến dịch về năng lượng và sự đồng hành của người dân. Phải có chiến lược chuyển đổi năng lượng sang các nguồn năng lượng thay thế. Chiến lược của Việt Nam còn nhiều thách thức do mới chỉ ở ban đầu và còn nhiều vấn đề về kinh tế", ông Hervé Conan nhấn mạnh.

Cũng theo ông Hervé Conan, Quy hoạch điện lưới quốc gia có kế hoạch đến 2030 và lộ trình 2050, trong đó ưu tiên đầu tư công, củng cố mạng lưới truyền tải điện, có các giải pháp thay thế năng lượng, thu hút các dự án tư nhân về năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thay thế.

Việt Nam đã cho thấy cơ hội về "xanh hóa", cung cấp việc làm, công nghệ trong cuộc đua chống tác động biến đổi khí hậu, đa dạng hóa chính sách. Bên cạnh đó, cần có cơ chế về "thuế carbon". Các hàng hóa nhập khẩu phải có chi phí bổ sung đưa vào châu Âu, qua đó để sử dụng công nghệ ít carbon hơn.

 Hội thảo "Net Zero - Chuyển dịch Xanh" (Ảnh: H.Mĩ)

Cuộc chơi chỉ dành cho người giàu?

Trước câu hỏi,  Net Zero có phải "cuộc chơi của người giàu?", ông Morgan Donovan Carroll, Giám đốc ESG của Vinfast cho rằng đây không phải mục tiêu cho "người giàu". Mỗi người đều cố gắng vì một môi trường xanh hơn, không chỉ cho chúng ta mà cho cả thế hệ tương lai, cho gia đình và con cháu chúng ta.

Ông Tô Việt Thắng, Phó Tổng Giám đốc Vietjet cho rằng Net Zero là xu hướng, đặc biệt với ngành hàng không - lĩnh vực đa quốc gia, quốc tế hóa, có nhiều chuẩn mực quốc tế... 

"Vì thế, nếu chúng ta không đón đầu xu hướng thì sẽ gặp khó khăn. Tôi nghĩ đây không phải là cuộc chơi dành cho người giàu mà là sứ mệnh mà chúng ta phải chủ động và tích cực thực hiện", ông Thắng nhấn mạnh.

Theo ông Thắng đối với ngành hàng không, để đạt mục tiêu Net Zero đến năm 2050 thì điều quan trọng nhất là chuyển đổi sang nhiên liệu SAS. Nhiên liệu này sẽ giảm 65% khí thải CO2. Tất cả hãng hàng không sẽ phải chuyển sang nhiên liệu này, phần còn lại sẽ tuỳ thuộc vào chiến lược và kế hoạch của từng hãng để giảm thêm khí phát thải. 

Hiện nay, công nghệ đang cho phép các hãng hàng không trộn dần các nhiên liệu bền vững vào nhiên liệu đang khai thác hiện nay. 

Quy định này không phải riêng là của một hãng hàng không quốc gia mà là quy định của hiệp hội các hãng hàng không. 

“Đây là lợi thế đối với những hàng không quản trị chi phí tốt”, ông Thắng chia sẻ. 

Tại tọa đàm, ông Arghya Mandal - Tổng giám đốc Công ty cổ phần sữa TH chia sẻ về chính sách kinh tế tuần hoàn mà doanh nghiệp đang thực hiện cũng như trong thời gian tới. Tiêu chí về hệ sinh thái được thực hành nhiều tại tập đoàn TH trong nhiều năm qua. 

"Chúng tôi có những chương trình phát triển bền vững và là thành viên sáng lập của PRO Vietnam - liên minh Tái chế bao bì Việt Nam. Điều đó thể hiện cam kết của chúng tôi trong việc bảo vệ môi trường. Chúng tôi lắp đặt nhiều máy sử dụng năng lượng mặt trời và nguồn năng lượng thay thế khác tại nông trại và nhà máy sản xuất". Ông Mandal bày tỏ mong chờ Chính phủ có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đang đi bước đầu tiên trên hành trình trung hòa carbon.

 

H.Mĩ

NHNN bơm gần 25.000 tỷ qua kênh OMO, lãi suất lên cao nhất trong gần một năm
Ngày 22/5, NHNN đã có động thái nâng lãi suất cho vay qua kênh OMO lên 4,5%/năm. Đây có thể là động thái tiếp theo của nhà điều hành nhằm đẩy lãi suất thị trường 2, giúp giảm áp lực tỷ giá.