|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Việt Nam có cần tiếp tục thực hiện ESG sau khi ông Trump lên làm Tổng thống Mỹ?

14:35 | 12/11/2024
Chia sẻ
Theo các chuyên gia mặc dù ông Trump không phải là một người tin vào biến đổi khí hậu nhưng khả năng cao ông sẽ không thể thay đổi được xu hướng của toàn thế giới. Vì vậy, để tham gia vào cuộc chơi thương mại và đầu tư toàn cầu, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện phát triển bền vững.

Phát biểu tại Hội thảo với chủ đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” do Báo Đầu tư tổ chức sáng 12/11, ôngNguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường cho biết  Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều bởi "cuộc chơi" thương mại và đầu tư toàn cầu, do đó cần có cách tiếp cận không phụ thuộc vào nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ.

Liệu ông Trump có đảo ngược được xu hướng ESG?

Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: AFP).

 

Theo ông Thọ, liệu ông Trump có thể đảo ngược các cam kết về giảm phát thải toàn cầu hay các cam kết về phát triển bền vững được hay không?

"Tôi khẳng định ông Trump không phải là người tin vào biến đổi khí hậu, tuy nhiên không ai có thể đảo ngược được cuộc chơi thương mại và đầu tư toàn cầu, kể cả ông Trump", ông Thọ phân tích. 

Hiện nay, Liên minh Châu Âu đã đưa ra Báo cáo Phát triển bền vững bắt buộc cho các công ty niêm yết từ tháng 1/2023 và từ tháng 6/2024, EU đã thể chế hoá và bắt buộc các doanh nghiệp niêm yết phải thực hiện.

Trong khi đó, Việt Nam đang thuộc top 20 quốc gia có thương mại lớn nhất thế giới và đặt mục tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1.000 tỷ trong những năm tới.

"Ngược lại, Việt Nam cũng thuộc top 20 nước phát thải nhiều nhất thế giới, song quy mô vẫn khá nhỏ chỉ bằng 0,8 - 1% phát thải toàn cầu. Vì vậy, nếu chúng ta không thực hiện giảm phát thải tất yếu sẽ bị loại khỏi chuỗi cung ứng thương mại và đầu tư", chuyên gia phân tích.

Cuối tuần trước, Reuters đưa tin, đội ngũ của ông Donald Trump đã chuẩn bị các sắc lệnh và tuyên bố hành pháp để rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Mỹ gia nhập Hiệp định này vào năm 2015 dưới thời Tổng thống Barack Obama. Vào 2017, trong nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng thống Donald Trump đã từng rút khỏi Hiệp định này trước khi Tổng thống Joe Biden tái gia nhập.

Ngoài kế hoạch này, các cố vấn chính sách của ông cũng đang đề xuất đưa Mỹ ra khỏi Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) mà Thượng viện đã phê chuẩn năm 1992.

Đánh giá thế giới đã trải qua quá trình công nghiệp hoá với 4 cuộc cách mạnh công nghiệp và đang chuyển sang cuộc cách mạnh thứ 5 là cách mạng xanh, ông Thọ cho biết luật chơi mới trên toàn cầu được đưa ra là "các nước đang phát triển sẽ giảm phát thải và nếu có sự hỗ trợ sẽ giảm phát thải nhanh hơn".

Tại COP26 năm 2021, Việt Nam đã đưa ra cam kết mạnh mẽ về việc giảm phát thải ròng bằng 0 năm 2050, đi trước rất nhiều đối thủ cạnh tranh hàng xuất khẩu của Việt Nam như: Brazil, Ấn Độ, Indonesia,...

Tuy nhiên, việc các quốc gia tiêu dùng sản phẩm đặt đưa ra những yêu cầu bắt buộc về phát triển bền vững khiến toàn bộ chuỗi cung ứng đều phải áp dụng, Việt Nam là một mắt xích quan trọng.

Vì vậy, ông Thọ đánh giá đây sẽ là một giai đoạn mà Việt Nam . Nhìn lại lịch sử, năm 1986 khi đổi mới, Việt Nam từng thay đổi lớn về mặt thể chế để thay đổi mô hình kinh tế. Đến năm 2006, khi tham gia vào các Hiệp định lớn như WTO hay Việt Nam cũng phải thay đổi toàn bộ thể chế theo nền kinh tế thị trường.

"Năm 2026 sẽ là thời điểm Việt Nam phải thay đổi toàn bộ thể chế để đáp ứng các yêu cầu xanh, số và bền vững đang bao trùm trên thế giới", ông Thọ nói.

Các doanh nghiệp Mỹ đều hướng về Net Zero

Ông Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường. (Ảnh: Báo Đầu tư).

Ông cũng cho biết thêm rằng những người ủng hộ ông Trump lớn nhất là tỷ phú Elon Musk cũng đang thúc đẩy hệ thống giao thông sử dụng xe điện và các công ty lớn nhất tại Mỹ như: Apple, Intel, IBM đều đã đưa ra chính sách về Net Zero.

"Elon Musk cũng từng nói rằng ông ấy sẽ thuyết phục được ông Trump về vấn đề xe điện", ông Thọ cho hay.

Apple cũng vừa công bố chiếc máy tính đạt trung hoà carbon được sản xuất tại Việt Nam. "Điều này chứng tỏ Việt Nam có khả năng sản xuất ra sản phẩm hoàn thiện đạt trung hoà carbon và cơ sở hạ tầng của chúng ta hoàn toàn thực hiện được các yêu cầu mà nhà đầu tư đưa ra về phát triển bền vững: Từ điện tái tạo, nguồn nguyên liệu kim loại tái chế,...", ông Thọ phân tích.

Vì vậy, dù chính quyền Tổng thống Trump hay Biden thì các doanh nghiệp Mỹ khi vào Việt Nam đều yêu cầu về phát triển bền vững. Các doanh nghiệp như Apple hay IBM đều khẳng định, một khi họ vào Việt Nam 100% đều phải sạch: Nhà máy đạt tiêu chuẩn, năng lượng mặt trời và nước tuần hoàn.

"Đây là những yếu tố mà chúng ta bắt buộc phải thực hiện nếu không họ sẽ đầu tư vào nước khác. Vì vậy, áp lực chuyển đổi xanh tuy lớn những rất tốt với Việt Nam", ông Thọ cho biết.

Tuy nhiên, nếu chuyển đổi chậm, chi phí sẽ cao còn chuyển đổi nhanh sẽ mất năng lực cạnh tranh ở thời điểm hiện tại do giá thành sản phẩm cao. Do đó, Việt Nam cần có lộ trình để đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu và theo các thị trường mà hàng xuất khẩu đang hướng tới,Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường cho hay.

Hạ An

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.