|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Vì sao Việt Nam xếp vào nhóm chưa sẵn sàng cho cách mạng công nghiệp 4.0 ?

22:14 | 17/03/2018
Chia sẻ
Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho thấy các chỉ số liên quan đến giáo dục, khoa học và công nghệ của Việt Nam bị xếp vào nhóm thấp nhất trên thế giới.
vi sao viet nam xep vao nhom chua san sang cho cach mang cong nghiep 40 WEF: 25 quốc gia có ưu thế tốt nhất hưởng lợi từ cuộc cách mạng 4.0
vi sao viet nam xep vao nhom chua san sang cho cach mang cong nghiep 40 Cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam?

Nhóm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) mới công bố một báo cáo đánh giá và so sánh khả năng sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Qua báo cáo này, Việt Nam được xếp vào nhóm chưa sẵn sàng cho cuộc cách mạng này.

vi sao viet nam xep vao nhom chua san sang cho cach mang cong nghiep 40
Tóm tắt một số chỉ số về giáo dục và khoa học. Số trong bảng là hạng được xếp trên 100 quốc gia. Thứ hạng càng thấp có nghĩa là chất lượng càng cao. NGUYỄN VĂN TUẤN

Chỉ trong nhóm “chớm nở”

Báo cáo của WEF sử dụng các tiêu chí trong chỉ tiêu "Drivers of Production", có thể hiểu là năng lực chủ động trong sản xuất. Chỉ tiêu này có 6 tiêu chí: Cách tân trong công nghệ, vốn nhân lực, đầu tư và thương mại toàn cầu, thiết chế xã hội, tài nguyên bền vững, môi trường.

Sau đó, WEF phân tích 6 “tiêu chuẩn” trên và gộp thành 2 yếu tố định hình một số quốc gia. Hai yếu tố đó là nền tảng sản xuất (quy mô lớn hay nhỏ) và năng lực chủ động trong sản xuất (cao hay thấp). Do đó, gộp lại có 4 nhóm quốc gia: Nhóm Leading (lãnh đạo): nền tảng sản xuất lớn và năng lực chủ động trong sản xuất cao; Nhóm High Potential (tiềm năng cao): nền tảng sản xuất lớn và năng lực chủ động trong sản xuất nhỏ/thấp; Nhóm Legacy (di sản): nền tảng sản xuất nhỏ và năng lực chủ động trong sản xuất cao; Nhóm Nascent (chớm nở): nền tảng sản xuất nhỏ và năng lực chủ động trong sản xuất nhỏ/thấp.

Việt Nam xếp vào nhóm "chớm nở" cùng với Campuchia, Pakistan, Mông Cổ, Indonesia, Sri Lanka, Bangladesh, Ethiopia… Nhóm "di sản" gồm có Thái Lan, Lithuania, Slovak, Nga, Hungary, Romania, Ấn Độ, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines. Nhóm "tiềm năng cao" bao gồm Úc, Hồng Kông, Na Uy, Liên bang Ả Rập, Qatar, New Zealand, và Bồ Đào Nha. Nhóm "lãnh đạo" bao gồm những cái tên quen thuộc mà đứng đầu là Mĩ. Kế đến là Singapore, Thuỵ Sĩ, Anh, Hà Lan, Đức, Canada, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Nhật, Bỉ, Áo, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc , Estonia, Ý, Ba Lan.

Chỉ số nào cũng thấp

Bảng dưới đây trích ra vài số liệu (thứ hạng tính trên 100 quốc gia) liên quan đến giáo dục và khoa học. Về phẩm chất đại học, Việt Nam đứng hạng 75/100 (thực ra, điểm là 0), trong khi đó Malaysia và Indonesia, thậm chí Philippines cũng hơn chúng ta về điểm này.

vi sao viet nam xep vao nhom chua san sang cho cach mang cong nghiep 40

Điều ngạc nhiên nhất là phẩm chất giáo dục khoa học và toán của Việt Nam đứng hạng 68/100 (điểm chỉ 3.7), thấp hơn tất cả các nước cùng trình độ trong vùng như Thái Lan (hạng 66/100), Malaysia (16), Indonesia (35) và Philippines (60)! Điều này cho thấy điểm PISA của Việt Nam chẳng “cứu” được tình trạng chung.

Chỉ số bằng sáng chế thì chúng ta kém hơn các nước trong vùng. Tính đến nay, số bằng sáng chế USPTO của Việt Nam chỉ đếm đầu ngón tay. Riêng công bố khoa học thì nhờ sự tăng trưởng trong thời gian gần đây nên tính trên dân số, Việt Nam cao hơn Indonesia và Philippines. Tuy nhiên, về chỉ tiêu này, Việt Nam vẫn còn thua Thái Lan và Malaysia. Hy vọng trong tương lai sẽ bắt kịp Thái Lan, nhưng chưa thể bắt kịp Malaysia.

Nói chung, những phân tích của WEF cho thấy ở hầu hết các chỉ số về khoa học, công nghệ, giáo dục, môi trường, đầu tư…, Việt Nam đều thấp so với các nước trong vùng. Do đó, họ xếp Việt Nam vào nhóm chưa chuẩn bị cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

GS Nguyễn Văn Tuấn (Trường ĐH New South Wales, Úc)

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.