|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Vì sao Moody's tăng xếp hạng các ngân hàng Việt Nam?

15:59 | 21/10/2016
Chia sẻ
Chất lượng tài sản và khả năng huy động vốn tốt hơn khiến Moody's tăng xếp hạng với 7 ngân hàng Việt Nam, ngoại trừ Sacombank. 

Trong công bố rà soát xếp hạng với 9 ngân hàng Việt Nam hôm 19/10, hãng xếp hạng tín dụng hàng đầu thế giới Moody's nâng hạng tín dụng dài hạn và tín dụng cơ sở (BCA) của ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) từ Caa1 lên B2 và ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) từ Caa1 lên B3. Triển vọng xếp của 2 ngân hàng này ở ổn định.

Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín dụng dài hạn của 5 ngân hàng khác với BCA thêm 1 bậc. 5 ngân hàng gồm Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng TMCP An Bình (ABB), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank). Moody's giữ nguyên triển vọng ở mức ổn định.

Trong khi đó, Moody's hiện đang hoãn việc nâng hạng đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), giữ ở mức B1/B2, do ngân hàng này chưa được phê duyệt phương án tăng vốn chủ sở hữu.

Ngược lại, ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được giữ nguyên xếp hạng tín dụng dài hạn B3 và BCA ở mức caa1 nhưng triển vọng hạ từ mức ổn định xuống tiêu cực.

Moody’s không tiến hành với Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV). Vì vậy, ngân hàng này được giữ nguyên xếp hạng tiền gửi dài hạn và nhà phát hành ở mức A1. Xếp hạng tín dụng cơ sở (BCA) cũng duy trì ở mức Caa1. Triển vọng của BIDV duy trì ở mức ổn định.

Việc đánh giá tăng hạng các 8 ngân hàng được Moody’s thực hiện kể từ 5/9/2016, khi tình hình hệ thống ngân hàng Việt Nam tốt hơn từ "Weak-" lên "Weak".

Đánh giá cụ thể của Moody's về MB và SHB

Moody's đã nâng xếp hạng tín dụng cơ sở (baseline credit assetment - BSA) của MB từ Caa1 lên B2 nhờ các chỉ số tài chính cơ bản cải thiện ổn định. Bên cạnh đó, xếp hạng tiền gửi dài hạn và xếp hạng nhà phát hành của MB cũng được nâng từ B3 lên B2.

Cụ thể, chất lượng tài sản của MB đã ổn định trong thời gian giải quyết và xóa bỏ các vấn đề.

Với việc tăng vốn từ phát hành cho cổ đông hiện hữu và cổ đông mới vào năm ngoái giúp MB có tỷ lệ vốn cao hơn so với nhiều ngân hàng trong nước khác. Bên cạnh đó, nguồn vốn dự phòng cho các khoản vay cũng giúp MB tăng khả năng giảm thiểu thiệt hại trong các trường hợp xấu.

Kết quả là khả năng thanh toán của ngân hàng được cải thiện đáng kể dựa trên các con số. Các khoản nợ có vấn đề và nợ đã bán cho Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) giảm từ mức 52% tổng lượng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong năm 2014 xuống 37% trong năm 2015.

BCA của SHB được tăng từ Caa1 lên B3, chủ yếu nhờ sự cải thiện cơ cấu vốn của ngân hàng. Cụ thể, tỷ lệ tiền gửi trong tổng tài sản tăng từ 63% vào cuối năm 2013 lên 75% vào cuối tháng 6. Rủi ro tài sản tăng cao trong bối cảnh vốn đệm thấp vẫn là một trong những thách thức lớn SHB đang gặp phải.

Xếp hạng tiền gửi dài hạn và nhà phát hành của SHB cũng được nâng từ B3 lên B2. Moody’s cho rằng SHB sẽ nhận được sự hỗ trợ vừa phải của chính phủ trong trường hợp cần thiết.

Đánh giá cụ thể cho VietinBank, VIB, ABB, ACB và Techcombank

BCA của 5 ngân hàng trên đều được tăng từ B3 lên B2 bởi sự cải thiện tình hình tài chính của các ngân hàng này bất chấp môi trường kinh doanh và các yếu tố kinh tế vĩ mô chưa cải thiện nhiều.

Cơ cấu nguồn vốn được cải thiện giúp BCA của VietinBank được Moody’s nâng từ B3 lên B2. Tỷ lệ tài sản thị trường trên tài sản hữu hình giảm từ mức 24% trong tháng 12/2015 xuống 16% trong tháng 6/2016. Những thách thức chính của VietinBank vào thời điểm này là tài sản rủi ro ở mức cao và vốn đệm đang giảm.

Xếp hạng cho vay nội tệ và ngoại tệ dài hạn của VietinBank đạt mức B1/B2 bởi Moody’s kỳ vọng ngân hàng này sẽ nhận được sự hỗ trợ lớn của chính phủ trong trường hợp cần thiết bởi tỷ lệ nắm giữ của chính phủ cao và tầm quan trọng của VietinBbank với hệ thống ngân hàng Việt Nam.

BCA của VIB được nâng từ B3 lên B2 nhờ chất lượng tài sản cải thiện và bộ đệm vốn tốt với tỷ lệ vốn cổ phần đảm bảo/tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro đạt 12,8% vào cuối tháng 6 năm nay. Những rủi ro chính bao gồm khoản vốn dự phòng rủi ro khiêm tốn, lợi nhuận thấp và sự phụ thuộc vào các quỹ thị trường.

Việc BCA của ACB được nâng từ B3 lên B2 cho thấy sự tiến bộ trong việc giải quyết các vấn đề tồn đọng và khả năng thanh khoản và đầu tư dồi dào. Thách thức chính của ACB nằm ở mức vốn chưa thoát khỏi áp lực tăng vốn dưới áp lực tăng trưởng mạnh trong nửa đầu năm nay.

Với Techcombank, việc nâng bậc BCA cho thấy chất lượng tài sản của ngân hàng này được cải thiện cùng với khả năng huy động vốn và thanh khoản tốt. Cũng giống như những ngân hàng khác, Techcombank đang gặp áp lực với vốn đệm bởi tốc độ tăng trưởng tín dụng cao.

BCA của ABB được nâng từ B3 lên B2 cho thấy sự ổn định trong huy động vốn và thanh khoản của ngân hàng này. Bên cạnh đó, chất lượng tài sản tiếp tục được cải thiện từ cuối năm 2014 cho tới nay. Vốn đệm của ABB cao hơn so với hầu hết các ngân hàng trong nước khác nhưng bảng cân đối tài sản mở rộng đang khiến ABB chịu áp lực tiêu cực.

BCA của VIB, ACB, Techcombank và ABB được tăng hạn nhưng xếp hạng cho vay nội tệ và xếp hạng nhà phát hành vẫn giữ nguyên ở mức B2. Trong lần xem xét này, Moody’s tiếp tục xem xét yếu tố hỗ trợ từ phía chính phủ.

Đánh giá cụ thể của Sacombank

Moody’s giữ nguyên BCA của Sacombank ở mức Caa1 và xếp hạng dài hạn ở mức B3 với triển vọng chuyển từ ổn định sang tiêu cực.

BCA không đổi ở mức Caa1 cho thấy rủi ro thanh toán và rủi ro thanh khoản cao của ngân hàng này sau khi hợp nhất với Southern Bank vào quý IV/2015. Tới cuối tháng 6/2016, tài sản có vấn đề của Sacombank tăng mạnh so với trước khi sáp nhập trong khi tín dụng dự phòng rất nhỏ.

vi sao moodys tang xep hang cac ngan hang viet nam

Vụ sáp nhập đang mang tới tín hiệu tiêu cực cho Sacombank

Việc đánh giá BCA cũng bao gồm đánh giá các rủi ro liên quan đến hoạt động, tính minh bạch và sự phức tạp của Sacombank. Rủi ro từ hoạt động của ngân hàng bắt nguồn từ tình trạng phần lớn cổ phiếu của Sacombank do Ngân hàng Nhà nước nắm giữ. Rủi ro thiếu minh bạch xuất phát từ thực tế là các ngân hàng chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2015.

Xếp hạng B3 trong dài hạn của Sacombank được Moody’s giữ nguyên với dự báo chính phủ sẽ có hỡ trợ nhất định cho ngân hàng này.

Moody’s chuyển triển vọng xếp hạng từ ổn định xuống tiêu cực phản ánh sư bất ổn xung quanh định hướng chiến lược của ngân hàng, cơ cấu sở hữu và chất lượng tài sản chưa rõ ràng.

Đánh giá cụ thể của BIDV

Moody’s xếp hạng cho vay nội tệ và xếp hạng nhà phát hành ở mức B1. Xếp hạng BCA ở mức Caa1. Xếp hạng cho vay ngoại tệ ở mức B2, bằng với mức trần của Việt Nam. Triển vọng tín dụng dài hạn của BIDV ở mức ổn định.

BCA của BIDV ở mức Caa1 cho thấy rủi ro tăng lên trong bảng cân đối kế toán của BIDV, cụ thể nằm ở lượng tài sản có vấn đề tăng lên trong nửa đầu năm 2016. BIDV có chiến lược cải thiện vốn đệm nhưng những nỗ lực này vẫn chưa được hiện thực. Moody’s tính toán BCA của BIDV có kết hợp lợi ích liên quan tới các doanh nghiệp nhà nước và thị phần cho vay hệ thống 12% hiện nay.

Xếp hạng tiền gửi nội tệ dài hạn của BIDV không đổi ở mức B1 nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ trong trường hợp cần thiết. BIDV là ngân hàng thương mại vốn nhà nước lớn nhất dựa trên tổng tài sản.

Những yếu tố ảnh hưởng tới xếp hạng

Chất lượng tài sản và vốn chủ sở hữu cơ bản cải thiện đáng kể sẽ tác động tích cực tới xếp hạng của các ngân hàng Việt Nam.

Ngược lại, xếp hạng của các ngân hàng có thể bị giảm nếu tỷ lệ nợ có vấn đề (được điều chỉnh bởi Moody’s) vượt quá 10% tổng các khoản nợ hoặc mức vốn đệm tự có cơ bản rơi xuống dưới mức 8%.

Việc đánh giá xếp hạng cũng khá nhạy cảm với những thay đổi trong khả năng huy động vốn và thanh khoản của ngân hàng.

Moody’s lưu ý trường hợp triển vọng tiêu cực của Sacombank rằng nếu tài sản có rủi ro của ngân hàng này tiếp tục tăng và tác động tiêu cực tới khả năng thanh toán và thanh khoản của ngân hàng, việc hạ bậc tín nhiệm là không thể tránh khỏi.

Theo Thạch Thảo