|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Vì sao lợi nhuận riêng lẻ VPBank cao hơn lợi nhuận hợp nhất gần 1.600 tỷ đồng trong nửa đầu năm?

16:59 | 24/07/2018
Chia sẻ
Sự chênh lệch này không phải do các công ty con hoạt động thua lỗ mà là do ngân hàng mẹ ghi nhận thêm 2.856 tỷ đồng thu nhập từ góp vốn mua cổ phần (chủ yếu từ FE Credit) nhưng khi hợp nhất lại phải khấu trừ khoản này đi theo nguyên tắc kế toán.
vi sao loi nhuan rieng le vpbank cao hon loi nhuan hop nhat gan 1600 ty dong VPBank lãi 'khủng' 4.375 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm
vi sao loi nhuan rieng le vpbank cao hon loi nhuan hop nhat gan 1600 ty dong VPBank bổ nhiệm đồng thời hai Phó Tổng giám đốc thường trực

Vì sao lợi nhuận riêng lẻ của VPBank lại cao hơn lợi nhuận hợp nhất?

Theo báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - Mã: VPB), lợi nhuận hợp nhất của ngân hàng đạt 3,5 nghìn tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, FE Credit đóng góp khoảng 36%.

Trên các báo cáo tài chính, có thể nhận thấy lợi nhuận của ngân hàng mẹ cao hơn khá nhiều so với lợi nhuận sau hợp nhất. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế ngân hàng mẹ đạt 5.102 tỷ đồng trong khi lợi nhuận hợp nhất chỉ đạt 3.504 tỷ đồng. Nhận định về sự chênh lệch này, CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) nhận định đây không phải là do các công ty con thua lỗ.

Nguyên nhân của khoản chênh lệch là do hạch toán kế toán. Lợi nhuận các công ty con trong năm 2017 phải chờ báo cáo tài chính kiểm toán và đại hội cổ đông trước khi được ghi nhận vào thu nhập từ góp vốn. Vì vậy, thu nhập ngoài lãi ngân hàng mẹ tăng mạnh trong quý II/2018 do ghi nhận thêm 2.856 tỷ đồng thu nhập từ góp vốn mua cổ phần (chủ yếu từ FE Credit) nhưng khi hợp nhất phải khấu trừ khoản này, hiện tượng này cũng đã xảy ra trong năm ngoái.

vi sao loi nhuan rieng le vpbank cao hon loi nhuan hop nhat gan 1600 ty dong
Chi tiết khoản mục thu nhập của ngân hàng mẹ VPBank 6 tháng đầu năm (Nguồn BCTC VPBank)

Tín dụng tiêu dùng của FE Credit tiếp tục sụt giảm mạnh trong quý II

Tính đến hết tháng 6, tăng trưởng tín dụng hợp nhất đạt 8,8% trong khi tính riêng ngân hàng mẹ đạt 10,5%. Con số tăng trưởng tín dụng nói trên phản ánh tăng trưởng tín dụng của mảng tài chính tiêu dùng tiếp tục kém trong quý II/2018 (tính chung từ đầu năm đến nay khoảng 3%).

Theo nhận định của VCSC, nguyên nhân của việc tăng trưởng tín dụng kém là do FE Credit cắt giảm tín dụng cho các nguồn thay thế như doanh nghiệp mỹ phẩm và tập trung hơn vào gia tăng nền tảng khách hàng. Vì vậy, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của FE Credit giảm nhẹ trong quý II nhưng tính riêng ngân hàng mẹ vẫn tăng 30 điểm, cơ bản nhờ tập trung mạnh vào bán lẻ và cho vay cá nhân. Do đó, NIM hợp nhất đi ngang so với quý trước (9%).

Trong quý II/2018, VPBank đã xóa 1.900 tỷ đồng nợ gộp (chiếm khoảng 4% dư nợ tín dụng) so với 1.700 tỷ đồng trong Quý 1/2018 (3,6% dư nợ tín dụng) và dự kiến trong 6 tháng cuối năm xóa mạnh nợ gộp. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, nợ xóa bình thường hóa/nợ gộp phục hồi là 1,3% (tính riêng) và 13% (FE Credit).

VCSC cho rằng việc dự kiến đạt NIM cao hơn trong 6 tháng cuối năm của FE Credit là thách thức lớn trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Áp lực giảm đối với NIM và xóa nợ mạnh tại FE Credit sẽ gây áp lực đối với ROE của FE Credit nếu tỷ lệ chi phí/thu nhập không tiếp tục cải thiện.

vi sao loi nhuan rieng le vpbank cao hon loi nhuan hop nhat gan 1600 ty dong

Xem thêm

Diệp Bình