|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Vì sao các sàn giao dịch bitcoin lớn nhất Ấn Độ bị khóa tài khoản?

20:52 | 22/01/2018
Chia sẻ
Do tăng cường kiểm tra của những nhà lập pháp và các cơ quan tài chính, tháng vừa qua đặc biệt khó khăn đối với các sàn giao dịch Ấn Độ. Tình hình có thể tồi tệ hơn khi thị trường tiền kỹ thuật số tiếp tục gây tranh cãi đối với dân số của đất nước và thu hút sự chú ý của những nhà đầu tư lần đầu.
vi sao ca c sa n giao di ch bitcoin lo n nha t a n do bi kho a ta i khoa n Thay vì cấm đoán, Hàn Quốc áp thuế 24,2% đối với sàn giao dịch tiền điện tử
vi sao ca c sa n giao di ch bitcoin lo n nha t a n do bi kho a ta i khoa n Giá bitcoin hôm nay (22/1): Ấn Độ khóa tài khoản, thị trường lo sợ

Theo một báo cáo từ hãng tin Ấn Độ, The Economic Times (ET), các sàn giao dịch bitcoin ở Ấn Độ đang đối mặt với một số gián đoạn từ những tổ chức tài chính hàng đầu đất nước này. Kể từ tháng 12/2017 đến nay, một vài ngân hàng quốc gia, bao gồm State Bank of India, HDFC Bank, Axis Bank, Yes Bank và ICICI Bank đóng băng các tài khoản liên quan đến một số sàn giao dịch tiền kỹ thuật số được chọn.

Việc tạm ngưng các tài khoản ngân hàng dường như chủ yếu được thúc đẩy bởi sự thiếu niềm tin của ngành ngân hàng vào việc kinh doanh này, đặc biệt kể từ khi phần lớn sàn giao dịch bitcoin vận hành chủ yếu dựa trên nguồn vốn vay. Hơn nữa, trong số những ngân hàng Ấn Độ không cấm hoàn toàn đối với các tài khoản ngân hàng này, hầu hết đều hạn chế lượng tiền có thể được rút ra trong ngày.

Mặc dù danh sách của những sàn giao dịch bitcoin bị ảnh hưởng theo Economic Times chỉ có Zebpay, Unocoin, CoinSecure và BtcxIndia, những sàn giao dịch khác cũng đang gặp phải một số vấn đề.

vi sao ca c sa n giao di ch bitcoin lo n nha t a n do bi kho a ta i khoa n
Sàn giao dịch bitcoin ở Ấn Độ

Một đại diện ngân hàng cho ET biết rằng “Ngân hàng Trung ương India chưa đưa ra bất cứ chỉ thị nào cho chúng tôi – đây là bước đi cẩn trọng của chúng tôi”. Những định chế tài chính cũng đang yêu cầu các sàn giao dịch bitcoin đưa ra những tài sản đảm bảo cho khoản vay trong khi vẫn giữ những tài khoản làm tin. Một nguồn tin quen thuộc với vấn đề này cho biết,

“Kể từ tháng trước, các ngân hàng yêu cầu khoản đảm bảo theo tỷ lệ 1:1”.

Các cơ quan giám sát những sàn giao dịch bitcoin

Đa số sàn giao dịch ở Ấn Độ vay vốn từ các tổ chức tài chính làm vậy với hy vọng gọi được một khoản tương đương từ các quỹ đầu tư tư nhân, điều mà vẫn chưa thực hiện được. Dường như những nhà đầu tư mạo hiểm đang chờ chính quyền làm rõ các khía cạnh về thuế và quản lý tiền kỹ thuật số trong nước.

Ước tính có khoản 8 tài khoản bị đóng băng cho đến nay, và có thể sẽ có nhiều hơn nữa, theo nguồn tin của báo Economic Times. Các ngân hàng cũng cho biết những sàn giao dịch sử dụng tài khoản ngân hàng của họ cho những lý do khác với những gì được nêu ra tại thời điểm thành lập. Những tổ chức tài chính ở Ấn Độ được ủy quyền tiết lộ các giao dịch đáng ngờ này cho Financial Intelligence Unit.

Tuy nhiên, không chỉ có lĩnh vực ngân hàng ở Ấn Độ giám sát tỉ mỉ các sàn giao dịch bitcoin. Những cơ quan thuế trực tiếp và gián tiếp của đất nước này cũng bắt đầu thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với vấn đề này. Trong tháng 12/2017, Bộ phận thuế thu nhập của Ấn Độ tiến hành kiểm toán đối với một lượng các sàn giao dịch tiền kỹ thuật số trên khắp đất nước. Một vài ngày sau, họ công bố rằng họ đã gửi thông báo đến những cá nhân có tài sản ròng cao mà trước đó đã giao dịch lượng lớn tiền kỹ thuật số. Cũng theo cơ quan này, doanh số lũy kế của 10 sàn giao dịch bitcoin hàng đầu Ấn Độ vào khoảng 6 tỷ USD.

Zebpay và Koinex, chiếm phần lớn khối lượng giao dịch ở Ấn Độ và là lựa chọn nổi tiếng nhất đối với những nhà đầu tư mới, vừa đưa ra một vài thông báo sau khi đình chỉ một số tài khoản ngân hàng của họ trong những tuần qua. Trong khi Zebpay chưa dừng hoạt động rút tiền trong thời gian này, họ thực sự gặp rắc rối với những khoản tiền gửi có bằng chứng là từ một trang web hỗ trợ. Koinex dừng tất cả các giao dịch tiền tệ, bao gồm gửi tiền, trong khoảng 1 tuần, trước khi kích hoạt lại hoạt động này trong ngày 8/1/2018.

Do tăng cường kiểm tra của những nhà lập pháp và các cơ quan tài chính, tháng vừa qua đặc biệt khó khăn đối với các sàn giao dịch Ấn Độ. Tình hình có thể tồi tệ hơn khi thị trường tiền kỹ thuật số tiếp tục gây tranh cãi đối với dân số của đất nước và thu hút sự chú ý của những nhà đầu tư lần đầu.

Thành Nguyên