|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Vì sao buýt nhanh BRT “hoãn” chạy thử nghiệm trên đường?

07:54 | 16/12/2016
Chia sẻ
Chiều 15/12, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội đã ký quyết định thực việc tổ chức giao thông phục vụ buýt nhanh (BRT). Cùng với đó đại diện chủ đầu tư cũng lý giải vì sao buýt BRT bị “hoãn” ra đường chạy thử nghiệm vào sáng nay.
vi sao buyt nhanh brt hoan chay thu nghiem tren duong
Hầu hết các tuyến đường đã kẻ vạch phục vụ buýt BRT (Ảnh: A. Trọng)

Theo kế hoạch, sáng 15/12, buýt nhanh BRT sẽ vận hành thử nghiệm trên đường tuy nhiên lại chạy trong bến đỗ ở trạm điều hành Kim Mã. Từ 8h sáng, tại điểm đỗ xe của trạm, nhiều phóng viên được chứng kiến xe buýt BRT sơn màu xanh lá cây và có chiều rộng trên 2 mét, dài 12 mét, cao khoảng 3 mét (dài, to hơn buýt thường) lăn bánh trong sân trạm.

Trao đổi với phóng viên về việc trên, ông Vũ Hà, Giám đốc Ban QLDA Đầu tư phát triển Giao thông đô thị (đơn vị triển khai dự án) cho rằng, việc kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật hoặc test xe để khớp nối các thông số dự án, các đơn vị thực hiện đã triển khai nhiều ngày qua. Công đoạn này đều có thể làm trong bến hoặc ngoài đường. Với việc thực hiện ngoài đường, do hiện nay công tác tổ chức, phân luồng giao thông để xe buýt BRT có làn đường dành riêng chưa triển khai được nên việc chạy thử nghiệm ngoài đường chưa thể diễn ra.

“Trong những ngày tới, nếu liên ngành Sở GTVT - Công an triển khai phương án phân luồng, tổ chức giao thông như thành phố đã chấp thuận và xe buýt BRT có đường dành riêng, chủ đầu tư sẽ xin ý kiến thành phố để vận hành thử nghiệm trên đường”, ông Hà khẳng định.

vi sao buyt nhanh brt hoan chay thu nghiem tren duong
Sáng 15/12 buýt BRT đã lăn bánh thử nghiệm trong bến thay vì chạy trên đường (Ảnh: Nhu Ý)

Thông tin với PV Tiền Phong, đại diện Sở GTVT cho biết, sau 1 ngày lãnh đạo thành phố thống nhất phương án phân luồng, tổ chức giao thông do liên ngành Sở GTVT - Công an xây dựng, chiều 15/12, lãnh đạo Sở đã ký quyết định thực hiện phương án trên.

Theo quyết định số 2879/QĐ-SGTVT do ông Phạm Hoàng Tuấn, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội ký nêu rõ; phạm vi các tuyến đường được xác định để buýt BRT hoạt động bao gồm: Ba La - Quang Trung - Lê Trọng Tấn, đường trục Bắc Hà Đông - Tố Hữu - Lê Văn Lương – Láng Hạ - Giảng Võ – nút Giao Văn Minh – Cát Linh - Giang Văn Minh – Kim Mã, tổng chiều dài 14 km. Để xe buýt hoạt động đúng với thiết kế, trên 12 km các tuyến đường trên lực lượng làm nhiệm vụ sẽ lập một làn đường dành riêng và cấm phương tiện để xe buýt BRT đi qua. Đối với giao thông trên toàn tuyến, liên ngành thực cấm một số loại phương tiện theo giờ cao điểm, trong đó có taxi, xe tải thậm chí xe máy.

Cụ thể, đối với xe ô tô chở khách và ô tô tải từ 0,5 tấn trở lên, cấm hoạt động trong giờ cao điểm sáng từ 6 - 9h, chiều từ 16h30 -19h30 trên các tuyến đường trục phía Bắc Hà Đông, đoạn từ Lê Trọng Tấn đến nút Tố Hữu - Vạn Phúc, trừ các xe công vụ.

Đối với taxi, cấm hoạt động trong giờ cao điểm, sáng từ 6 - 9h, chiều từ 16h30 - 19h30 trên tuyến đường Giảng Võ – Láng Hạ - Lê Văn Lương. Với xe máy, xe thô sơ: cấm đi trên 2 cầu vượt nhẹ Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng trong giờ cao điểm, sáng 6-9h, chiều 16-19h30.

Anh Trọng