|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

VEPR: Dự trữ ngoại hối vượt 71 tỉ USD, NHNN nên cân đối hoạt động tăng dự trữ ngoại hối với việc Mỹ theo dõi chính sách tiền tệ

15:06 | 10/10/2019
Chia sẻ
Theo VEPR, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã đạt khoảng 71 tỉ USD, tuy nhiên đây mới chỉ là mức an toàn nếu so với qui mô thương mại hiện nay. Bên cạnh đó, NHNN nên cân đối giữa hoạt động tăng dự trữ ngoại hối với việc đối phó cáo buộc thao túng tiền tệ của Mỹ.
tien-te

Các chuyên gia chia sẻ tại toạ đàm công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý III/2019 (Ảnh: QH)

Sáng 10/10, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức toạ đàm công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý III/2019.

Mức thay đổi tỷ giá ngày một thấp là hợp lí theo tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay

Theo số liệu của VEPR, tính đến ngày 30/9, tỷ giá USD trung tâm mới tăng khoảng 0,4% so với cuối quí II/2019.

Thực tế cho thấy mức thay đổi tỷ giá ngày một thấp hơn khi quí IV/2018 tăng 1,8%; quí I/2019 tăng 1% và quí II/2019 chỉ tăng 0,3%. Tại các ngân hàng thương mại (NHTM), tỷ giá biến động rất nhẹ quanh 23.275 VND/USD.

ty-gia

Diễn biến tỉ giá trung tâm. (TV tổng hợp theo số liệu của VEPR)

VEPR cho rằng mức thay đổi tỷ giá ngày một thấp là hợp lí theo tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay, diễn biến này xuất phát từ hai nguyên nhân chính.

Thứ nhất, từ phía quốc tế, một loạt quốc gia hạ lãi suất (Cục dự trữ liên bang Mỹ - Fed đã hai lần liên tiếp hạ lãi suất; Ngân hàng trung ương Châu Âu - ECB giảm lãi suất xuống âm 0,5%; Ngân hàng Trung ương Nhật Bản - BoJ giảm lãi suất xuống còn 0,1%), cùng với việc áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc đi vào hiệu lực và khả năng sản xuất của Mỹ ở mức thấp nhất trong 9 năm qua khiến sức mạnh của đồng USD suy yếu.

Thứ hai, từ phía Việt Nam, việc đảm bảo VND không giảm giá mạnh là yêu cầu cấp thiết để tránh cáo buộc thao túng tiền tệ như Mỹ đã cảnh báo vào tháng 5 vừa qua.

Giảm lãi suất điều hành không ảnh hưởng đến tỷ giá

Đánh giá về tác động của việc giảm lãi suất điều hành, VEPR cho rằng điều này gần như không ảnh hưởng gì đến tỷ giá VND/USD tại các NHTM cũng như tỷ giá trung tâm từ đó đến nay.

Thời gian tới, VEPR dự báo tỷ giá trung tâm vẫn giữ đà tăng không đáng kể do ba yếu tố. 

Đầu tiên là sự bất ổn của đồng USD trước việc sản xuất suy giảm và sự đổ lỗi của Tổng thống Trump lên Fed vì để mức lãi suất cao.

Thứ hai là những căng thẳng liên quan đến Mỹ - Trung, Mỹ - Iran, Nhật - Hàn Quốc vẫn chưa được giải quyết.

Cuối cùng là NHNN cẩn trọng trong việc điều hành thị trường để tránh cáo buộc của Mỹ.

"Tại các NHTM, theo tính chu kì tỷ giá đợt cuối năm có thể tăng chạm cận trên 3%, nhưng với tình hình tăng trưởng ảm đạm trên toàn thế giới như hiện nay, điều đó cũng khó xảy ra", VEPR nhận định.

Dự trữ ngoại hối đã vượt mức 71 tỉ USD

Cũng trong báo cáo vĩ mô lần này, VEPR cho biết dự trữ ngoại hối đã tăng vượt mức 71 tỉ USD. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đây là "mức kỉ lục" hướng tới đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, VEPR đánh giá thực chất đây mới chỉ là mức an toàn nếu so với qui mô thương mại hiện nay.

"NHNN nên cân đối việc tăng dự trữ ngoại hối với việc đối phó với cáo buộc thao túng của Mỹ", VEPR lưu ý.

VEPR: NHNN nên cân đối hoạt động tăng dự trữ ngoại hối với việc đối phó với cáo buộc thao túng tiền tệ của Mỹ - Ảnh 2.

PGS. TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng VEPR (Ảnh: QH)

Chia sẻ thêm về vấn đề dự trữ ngoại hối của Việt Nam, PGS. TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng VEPR nhận định nếu NHNN không mua vào ngoại tệ thì VND thậm chí còn lên giá. 

Nguyên nhân gồm: (1) Lãi suất của Việt Nam tương đối cao so với thế giới, (2) Dòng vốn giải ngân đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn tăng, (3) Thặng dư thương mại vẫn được duy trì và (4) Hoạt động mua bán vốn khác vẫn ổn định.

Đồng thời, ông Phạm Thế Anh cũng lưu ý NHNN cần tích trữ dòng vốn đủ lớn, để đảm bảo khả năng ứng phó khi dòng vốn nước ngoài có xu hướng đảo chiều. 

Mặt khác, Việt Nam đứng thứ 7 trong số các nước có thặng dư thương mại lớn với Mỹ nên dư địa để can thiệp vào thị trường ngoại hối không còn nhiều.

Cũng tại buổi công bố báo cáo, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, cho rằng tỷ giá thực của VND so với 13 loại tiền tệ (của 13 đối tác thương mại lớn với Việt Nam) có diễn biến tương đối sát so với diễn biến của tỷ giá danh nghĩa thị trường.

Trong khi đó, việc NHNN điều chỉnh tỷ giá trung tâm thời gian qua góp phần làm tăng dư địa cho hoạt động mua vào ngoại tệ để dự trữ ngoại hối. 

NHNN cũng tìm cách hút VND về để trung hòa lượng tiền đã bơm ra cho hoạt động mua vào ngoại tệ.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Quốc Thụy

Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành: Năm 2025, đầu tư công sẽ được đẩy mạnh, GDP có thể tăng trưởng trên 7%
Dự báo về tăng trưởng kinh tế năm 2025, chuyên gia Nguyễn Xuân Thành cho rằng ở kịch bản tích cực, năm 2025 tăng trưởng GDP có thể đạt trên 7% thậm chí tới 7,5% nếu tiêu dùng được cải thiện, đầu tư công được giải ngân mạnh mẽ.