|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

VEF được chấp thuận tăng vốn thêm 11.000 tỷ đồng đầu tư 4 đại dự án

14:52 | 19/03/2021
Chia sẻ
Dù cổ đông nhà nước phủ quyết nhưng tỷ lệ này chỉ chiếm 10% và phương án phát hành thêm 1,1 tỷ cổ phiếu VEF vẫn được thông qua.

CTCP Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam (VEFAC, mã: VEF) vừa công bố quyết nghị Đại hội đồng cổ đông qua lấy ý kiến bằng văn bản và đã được thông qua phương án phát hành thêm 1,1 tỷ cổ phiếu chia thành hai đợt cho cổ đông hiện hữu. Mục đích để tăng vốn điều lệ lên 12.691 tỷ đồng.

Số tiền thu được qua hai đợt phát hành nhằm thực hiện 4 dự án Trung tâm hội chợ triển lãm Quốc Gia, dự án Đông Anh, dự án Mễ Trì và dự án Tổ hợp trung tâm dịch vụ thương mại và nhà ở và bổ sung vốn lưu động.

Cụ thể, cổ đông đã thông qua việc phát hành hơn 753 triệu cổ phiếu, tỷ lệ phát hành là 1: 4,52 (cứ 100 cổ phiếu sẽ được mua 452 cổ phiếu mới).

Đợt hai, VEFAC sẽ phát hành thêm 349,4 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ phát hành 1:0,38 (100 cổ phiếu được mua 38 cổ phiếu mới).

Với giá phát hành là 10.000 đồng/cp cho cả hai đợt chào bán, vốn điều lệ của VEFAC dự kiến sẽ tăng từ 1.666 tỷ đồng lên 12.691 tỷ đồng.

Thời gian phát hành dự kiến trong vòng một năm kể từ ngày ban hành nghị quyết và được Uỷ ban chứng khoán nhà nước chấp thuận.

VEFAC muốn bơm vốn thêm hơn 11.000 tỷ cho bốn đại dự án ở Hà Nội - Ảnh 2.

Chi tiết sử dụng 7.530 tỷ đồng thu được cho các dự án của VEFAC. (Nguồn: VEFAC).

Nhà nước phủ quyết VEF tăng vốn thêm 11.000 tỷ đồng - Ảnh 3.

Chi tiết sử dụng 3.494,6 tỷ đồng thu được cho dự án của VEFAC. (Nguồn: VEFAC).

Theo kết quả kiểm phiếu, trong 590 phiếu được gửi lấy ý kiến, có 28 phiếu có ý kiến là hợp lệ, đại diện cho hơn 163,7 triệu cổ phần, chiếm 98,28% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết.

Trong số 28 cổ phiếu hợp lệ, có một phiếu không tán thành đại diện cho 16,6 triệu cổ phần, tương ứng với 10% tổng số có quyền biểu quyết.

VEFAC muốn bơm vốn thêm hơn 11.000 tỷ cho bốn đại dự án ở Hà Nội - Ảnh 1.

Kết quả biểu quyết phương án phát hành hơn 753 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. (Nguồn: VEFAC).

Trong cơ cấu cổ đông của VEFAC, cổ đông lớn nhất là Tập đoàn Vingroup - CTCP (Mã: VIC) nắm giữ 83,32% vốn. Cổ đông lớn còn lại là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sở hữu 10% cổ phần. 

Đáng chú ý, khối lượng phủ quyết trên đúng bằng lượng cổ phần cổ đông nhà nước nắm giữ, do đó khả năng lớn là nhà nước đã không chấp thuận cho VEFAC tăng vốn.

Trên thị trường, cổ phiếu VEF đã tăng mạnh 88% kể từ đầu tháng 2/2021 kèm thanh khoản tăng. Chốt phiên ngày 18/3, cổ phiếu VEF tạm dừng ở 155.000 đồng/cp. Mức giá này gấp hơn 15 lần so với giá dự kiến phát hành thêm cổ phiếu VEF.

VEFAC muốn bơm vốn thêm hơn 11.000 tỷ cho bốn đại dự án ở Hà Nội - Ảnh 3.

Diễn biến giá VEF. (Nguồn: TradingView).

Minh Hằng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.