|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

VCSC: Sacombank có thể đã thanh lý được ba bất động sản trị giá 1.000 tỷ đồng trong ba tháng qua

14:28 | 27/08/2021
Chia sẻ
VCSC cho rằng gánh nặng từ tài sản tồn đọng của Sacombank sẽ giảm dần trong các quý tới, đồng thời kỳ vọng ngân hàng có thể xử lý được 25.000 tỷ đồng tài sản tồn đọng trong năm 2022.
VCSC: Sacombank có thể đã bán ba bất động sản trị giá 1.000 tỷ đồng trong ba tháng qua - Ảnh 1.

Một điểm giao dịch của Sacombank. (Ảnh: Lê Huy).

Trong báo cáo cập nhật mới đây, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết trong ba tháng qua, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank - Mã: STB) đã bán ba khối bất động sản lớn.

Cụ thể, Sacombank đã xóa một số tài sản rao bán trên trang website của ngân hàng, bao gồm lô bất động sản diện tích 52.976 m2 tọa lạc tại huyện Bình Chánh, TP HCM được rao bán với giá 398 tỷ đồng; lô bất động sản diện tích 6.382 m2 tại quận Bình Thạnh, TP HCM được rao bán với giá 377 tỷ đồng, và lô bất động sản diện tích 407m2 tọa lạc tại Quận 3, TP HCM được rao bán với giá 257 tỷ đồng. 

Ngoài ra, Sacombank cũng đã xóa hai tài sản nằm tại TP. HCM với tổng trị giá 50 tỷ đồng khỏi trang website trong 3 tháng qua.

Trong báo cáo này, VCSC cũng đã giảm giả định về giá trị tài sản tồn đọng được xử lý trong năm 2021 của Sacombank từ 15.500 tỷ đồng xuống 11.100 tỷ đồng. Điều này chủ yếu do nhóm phân tích dời giả định về việc xử lý quỹ đất Phong Phú từ năm 2021 sang năm 2022 bởi tình hình phức tạp của dịch COVID-19.

Do VCSC giả định số dư VAMC liên quan đến quỹ đất Phong Phú sẽ được xử lý thông qua tất toán thay vì trích lập dự phòng, việc điều chỉnh thời gian xử lý quỹ đất Phong Phú không có tác động đáng kể đến định giá của đơn vị này.

Tuy nhiên, trong kịch bản Sacombank không bán được quỹ đất Phong Phú, giá mục tiêu cổ phiếu STB hiện tại của VCSC giảm 3,3%. 

Trong năm 2022, nhóm phân tích nâng giả định khối lượng các tài sản tồn đọng được xử lý từ 20.000 tỷ đồng lên 25.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, VCSC cũng duy trì giả định rằng toàn bộ lãi dự thu tồn đọng sẽ được xử lý vào năm 2022; toàn bộ số dư ròng VAMC sẽ được xử lý và trích lập dự phòng vào cuối năm 2022 và dư nợ gốc từ việc bán quỹ đất Cần Đước sẽ được nhận vào năm 2023.

Trong năm 2021, VCSC hạ 6,3% dự báo lợi nhuận sau thuế chỉnh giảm 6,3% xuống với quan điểm thu nhập phí ròng (bao gồm từ giao dịch ngoại hối) giảm 6,2% và chi phí dự phòng tăng 7,5%, chủ yếu do tác động tiêu cực của dịch COVID-19.

Mặt khác, thu nhập từ lãi được kỳ vọng tăng 3,2% nhờ NIM cải thiện sẽ giúp bù đắp một phần các khoản trên.

Về dài hạn, VCSC tăng dự báo tổng lợi nhuận sau thuế tổng giai đoạn 2022 - 2025 thêm 2,9% chủ yếu do tính toán của nhóm phân tích nhận thấy tốc độ hoàn nhập lãi dự thu trong 6 tháng đầu năm 2021 nhanh hơn kỳ vọng, cho thấy gánh nặng cho các năm tiếp theo sẽ được giảm dần.

Lê Huy

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.