|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Vấn nạn giao dịch dựa trên thông tin nội gián đang ‘bủa vây’ các sàn giao dịch tiền mã hoá

14:52 | 24/05/2022
Chia sẻ
Nhiều ví nặc danh có các hành vi liên tục mua vào các đồng token sắp niêm yết và bán ra một thời gian ngắn sau khi thông tin được công bố.

Dữ liệu công khai cho thấy một số nhà đầu tư tiền mã hoá nặc danh được hưởng lợi từ thông tin nội gián về việc khi nào các đồng token có thể được niêm yết trên sàn giao dịch, theo Wall Street Journal.

Trong hơn 6 ngày cuối tháng 8 năm ngoái, một ví điện tử đã mua 360.000 USD giá trị đồng Gnosis. Vào ngày thứ 7, Binance, sàn giao dịch tiền mã hoá lớn nhất thế giới, chia sẻ trong một bài blog về việc sẽ niêm yết đồng Gnosis và cho phép giao dịch đồng tiền này.

 Việc niêm yết các đồng token trên sàn giao dịch thường khiến giá của chúng có xu hướng tăng. (Ảnh: WSJ).

Việc các đồng tiền kỹ thuật số được niêm yết không chỉ tăng thêm tính thanh khoản của chúng mà còn đảm bảo tính xác thực gắn với token. Vì thế, việc này thường có tác động tích cực đến giá giao dịch.

Giá Gnosis thực tế tăng mạnh, từ khoảng 330 USD lên tới 410 USD chỉ trong 1 giờ. Khối lượng đồng Gnosis giao dịch hôm đó cũng tăng hơn gấp 7 lần mức trung bình 7 ngày.

4 phút trước thời điểm Binance công bố thông tin mới, ví điện tử nói trên bắt đầu bán số lượng Gnosis nắm giữ. Trong vòng hơn 4 giờ, ví này bán toàn bộ Gnosis mình có với giá hơn 500.000 USD, “bỏ túi” 140.000 USD lợi nhuận. Ví điện tử này có các hành động tương tự (tức là mua vào token trước khi chúng niêm yết và bán ra nhanh chóng sau đó) với ít nhất 3 đồng tiền khác.

Hệ sinh thái tiền mã hoá đang phải đối mặt với những cơn đau đầu mà thế giới tài chính truyền thống đã phải đối mặt nhiều thập niên trước. Cách các sàn giao dịch tiền mã hoá ngăn các thông tin thị trường nhạy cảm rò rỉ cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Ví điện tử mua đồng Gnosis là một trong số 46 ví mà Argus, một công ty cung cấp phần mềm quản lý giao dịch, nhận thấy đã mua tổng cộng 17,3 triệu USD giá trị các đồng token được niêm yết một thời gian ngắn sau đó trên Coinbase, Binance và FTX. Chủ nhân của các ví này không thể được xác định thông qua mạng blockchain công khai.

Lợi nhuận từ đợt bán ra của các đồng token nói trên ghi nhận trên blockchain lên tới hơn 1,7 triệu USD. Tuy nhiên, lợi nhuận thực tế có thể cao hơn thế rất nhiều do một phần lớn giá trị nắm giữ được chuyển từ ví vào sàn giao dịch thay vì giao dịch trực tiếp đổi lấy các đồng stablecoin và các đồng tiền mã hoá khác, Argus nhận định.

 (Ảnh: WSJ, Việt hoá: Thái Sơn).

Coinbase, Binance và FTX đều nói rằng họ có các chính sách tuân thủ trong đó cấm nhân viên giao dịch dựa trên các thông tin mà mình có được. Binance và FTX cho biết họ đã xem thông tin từ Argus và xác định rằng các giao dịch trong báo cáo không vi phạm chính sách. Binance nói thêm rằng các địa chỉ ví trong báo cáo đều không liên quan đến nhân viên của họ.

Về phần mình, Coinbase nói cũng đang thực hiện các phân tích tương tự để đảm bảo tính công bằng. “Luôn có khả năng ai đó bên trong Coinbase có thể làm rò rỉ thông tin ra bên ngoài để thực hiện các hành vi bất hợp pháp”, ông Brian Armstrong, CEO Coinbase, chia sẻ hồi tháng trước.

Ông nói thêm rằng Coinbase thực hiện điều tra các nhân viên có thể có liên quan đến hoạt động tận dụng thông tin nội gián và đuổi việc nếu thực hiện hoặc trợ giúp thực hiện các giao dịch như vậy.

Hồi tuần trước, Paul Grewal, giám đốc pháp lý của Coinbase, cho biết công ty ghi nhận việc có thông tin rò rỉ về các đợt niêm yết trước khi công bố chính thức thông qua việc các nhà đầu tư tìm ra các bằng chứng về việc thử nghiệm đồng token niêm yết. Ông khẳng định Coinbase nỗ lực để giảm thiểu tình trạng này.

Luật giao dịch nội guán cấm các nhà đầu tư giao dịch cổ phiếu và hàng hoá dựa trên các thông tin không công bố.

Một số luật sư nói rằng luật hiện tại có thể được dùng cho các vụ việc giao dịch tiền mã hoá với thông tin nội gián. Dù vậy, không ít người cho rằng việc thiếu các án lệ trước đó liên quan đến giao dịch nội gián tiền mã hoá khiến các vấn đền như khi nào và bằng cách nào các cơ quan quản lý có thể giải quyết được vấn đề này trở nên mơ hồ.

Người phát ngôn của các sàn giao dịch nói rằng họ có các chính sách để đảm bảo nhân viên không thể giao dịch dựa trên các thông tin nhạy cảm.

Binance nói rằng các nhân viên Binance có thời gian đợi 90 ngày trước khi thực hiện bất kỳ khoản đầu tư nào. Trong khi đó, lãnh đạo công ty được yêu cầu báo cáo hoạt động đầu tư hàng quý.

“Chúng tôi có một quy trình cho điều này, bao gồm hệ thống nội bộ, trong đó đội ngũ an ninh sẽ theo dõi, điều tra và yêu cầu các đối tượng liên quan đến hành vi này phải chịu trách nhiệm”, người phát ngôn Binance chia sẻ.

Sam Bankman-Fried, CEO FTX, chia sẻ trong một email rằng công ty này cấm nhân viên giao dịch hoặc chia sẻ thông tin liên quan đến các đồng token sắp niêm yết và có chính sách để ngăn chặn điều này. Các giao dịch được nhắc đến trong báo cáo của Argus không đến từ các vi phạm chính sách của sàn giao dịch này.

Thái Sơn

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.