|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Ủy Ban Kinh tế Quốc hội kiểm tra khu tái định cư bị ảnh hưởng bởi dự án cao tốc Bắc – Nam

07:01 | 21/01/2021
Chia sẻ
Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 đoạn qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa (bao gồm đoạn Nha Trang – Cam Lâm và đoạn Cam Lâm – Vĩnh Hảo) có tổng số 2.458 trường hợp bị ảnh hưởng.

Sáng 20/1, Đoàn công tác của Ủy Ban Kinh tế Quốc hội và Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GT - VT) do ông Nguyễn Minh Sơn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra các khu tái định cư cho người dân bị giải tỏa để thực hiện dự án cao tốc Bắc Nam đoạn qua tỉnh Khánh Hòa.

Theo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Khánh Hòa, dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 đoạn Nha Trang – Cam Lâm và đoạn Cam Lâm – Vĩnh Hảo có tổng số 2.458 trường hợp bị ảnh hưởng.

Khánh Hòa 2.458 trường hợp bị ảnh hưởng bởi dự án cao tốc Bắc – Nam - Ảnh 1.

Các khu tái định cư cho người dân bị giải tỏa để thực hiện dự án cao tốc Bắc Nam đoạn qua tỉnh Khánh Hòa cơ bản đã hoàn thiện. (Ảnh: Khải An).

Tổng số nhu cầu bố trí tái định cư đến thời điểm hiện tại là 139 hộ với tổng kinh phí giải phóng mặt bằng khoảng 1.033 tỉ đồng. Trong đó, huyện Diên Khánh có 29 hộ, huyện Cam Lâm có 68 hộ và TP Cam Ranh 42 hộ.

Hiện Khánh Hòa đang triển khai đầu tư xây dựng với 7 khu tái định cư. Đến nay có 6 khu tái định cư đã cơ bản hoàn thành thi công xây dựng hạ tầng và thực hiện triển khai công tác bốc thăm, chia lô để người dân tiến hành xây dựng nhà cửa phục vụ di dời, giải tỏa cho dự án.

Riêng khu tái định cư tại thôn Xuân Lập, xã Cam Tan huyện Cam Lâm đang triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 2/2021.

Cụ thể, dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo đã phê duyệt phương án, chi trả bồi thường, hỗ trợ cho toàn bộ 97 trường hợp, đạt 100%. Tổng kinh phí giải phóng mặt bằng dự án đoạn Nha Trang - Cam Lâm là khoảng 1.000 tỷ đồng. Trong đó, các địa phương đã chi trả gần 700 tỷ đồng, đạt hơn 72%.

Dự án đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo có tổng kinh phí là hơn 33 tỷ đồng đã giải ngân đạt 99,4%.

Khánh Hòa 2.458 trường hợp bị ảnh hưởng bởi dự án cao tốc Bắc – Nam - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Minh Sơn (bên phải) cùng đoàn kiểm tra các khu tái định cư. (Ảnh: Khải An).

Trước vấn đề thiếu vốn thực hiện khu tái định cư, ngày 14/1/2021, Bộ GT - VT đã có văn bản bổ sung thêm 248 tỉ đồng để hỗ trợ Khánh Hòa giải quyết dứt điểm việc chi trả cho người dân.

Liên quan đến các khu tái định cư, ông Lê Hữu Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, hồi tháng 5/2020, tỉnh đã có công văn gửi Bộ GT - VT về việc rà soát quy hoạch, quy mô xây dựng khu tái định cư để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng thực hiện dự án cao tốc nói trên.

Theo đó, UBND tỉnh Khánh Hòa xin ý kiến Bộ thống nhất cho phép triển khai các khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam theo quy hoạch tại địa phương. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, Bộ vẫn chưa có ý kiến phản hồi kiến nghị nêu trên của UBDN tỉnh Khánh Hòa.

Khánh Hòa 2.458 trường hợp bị ảnh hưởng bởi dự án cao tốc Bắc – Nam - Ảnh 3.

Các khu tái định cư tại Khánh Hòa khá khang trang. (Ảnh: Khải An).

"Để đảm báo các thủ tục quyết toán các khu tái định cư, UBND tỉnh đề nghị Bộ GT - VT sớm xem xét có ý kiến chỉ đạo để địa phương có cơ sở triển khai thực hiện và sớm chi trả cho người dân bị ảnh hưởng để đón Tết Nguyên đán năm 2021", ông Hoàng kiến nghị.

Ông Nguyễn Minh Sơn ghi nhận những kiến nghị của UBND tỉnh Khánh Hòa. Đồng thời chỉ đạo UBND tỉnh Khánh Hòa cần khẩn trương hoàn thành khu tái định cư còn lại để phục vụ dự án Đường bộ cao tốc Bắc - Nam, cố gắng bàn giao cho người dân trong tháng 2/2021.

Theo quy hoạch cao tốc Bắc - Nam đoạn từ Nha Trang (Khánh Hòa) đi Vĩnh Hảo (Bình Thuận) gồm 2 dự án: Nha Trang - Cam Lâm (dài 49 km, qua tỉnh Khánh Hòa) và Cam Lâm - Vĩnh Hảo (dài khoảng 78,5 km qua 3 tỉnh trong đó Khánh Hòa (hơn 5 km).

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.