Ưu và nhược điểm của 10 cách gọi vốn phổ biến nhất (Phần 1)
Gọi vốn thất bại trên Shark Tank, nhóm sản xuất kính râm vẫn thành công rực rỡ, bán sản phẩm ở 20 nước |
Hầu hết startup khởi đầu với rất nhiều hi vọng và niềm tin của nhà đầu tư. Tuy nhiên, không phải mọi hành trình khởi nghiệp đều suôn sẻ và mang tới thành công.
Một nghiên cứu toàn diện do các chuyên gia tài chính thực hiện đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp khởi nghiệp trong năm đầu tiên thường phải chấp nhận bán lại, phá sản hoặc đóng cửa bởi vô số lý do.
Yêu cầu thiết yếu đối với mọi startup để phát triển lâu dài là không thiếu vốn. Không có điều kiện tài chính tốt, các công ty khởi nghiệp có xu hướng ngừng hoạt động và trở ngại này thường khiến các nhà khởi nghiệp trẻ nỗ lực tìm kiếm nguồn hỗ trợ tài chính.
Đối với doanh nghiệp khởi nghiệp, vốn là nguồn lực vô cùng quan trọng để tồn tại và phát triển. Ảnh: careertrend.com |
Sau khi thực hiện nghiên cứu phân tích dữ liệu thị trường phù hợp với lĩnh vực sẽ khởi nghiệm, khả năng có nguồn tài trợ hay không hoàn toàn phụ thuộc vào chủ doanh nghiệp. Dưới đây là 10 cách gọi vốn phổ biến nhất hiện nay cùng với ưu và nhược điểm để bạn có thể cân nhắc và lựa chọn chính xác.
Nguồn vốn từ người thân, bạn bè
Để thành công trong lần đầu tiên khởi nghiệp, doanh nhân nên có một số tiền tiết kiệm dễ dàng sử dụng hoặc số tiền họ có thể nhận từ bạn bè hoặc gia đình. Quá trình sử dụng tiền tiết kiệm cá nhân hoặc tài trợ từ bạn bè và gia đình à nguồn vốn tự hoàn trả (bootstrapping).
Vốn từ gia đình và bạn bè là một cách tuyệt vời để khởi nghiệp đây là những đối tượng sẽ linh hoạt hơn so với các nguồn bên ngoài. Vì vậy, nếu doanh nhân tiếp cận đúng người bạn hoặc thành viên gia đình ủng hộ ý tưởng, họ có thể nhận được một số, thậm chí tất cả, số tiền họ cần để bắt đầu kinh doanh.
Ưu điểm của nguồn vốn từ bạn bè, người thân là nhận tiền dễ dàng, không gặp trở ngại về thủ tục, lãi suất linh hoạt. Nhược điểm là vốn tự hoàn trả phù hợp với các doanh nghiệp lớn, chỉ phù hợp cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ lẻ hoặc kinh doanh cá nhân.
Góp vốn cộng đồng
Công nghệ hiện đại cho phép mọi người chia sẻ vấn đề của họ trên nhiều mạng xã hội và tương tác dễ dàng hơn. Các nền tảng gây quỹ cộng đồng phục vụ những cá nhân đưa ra ý tưởng hoặc thách thức kinh doanh để cộng đồng các nhà đầu tư hoặc những người sẵn sàng hỗ trợ ý tưởng góp vốn.
Về cơ bản, cách gọi vốn này là một cá nhân tạo ra một doanh nghiệp trên nền tảng gây quỹ cộng đồng bằng cách chia sẻ mô hình kinh doanh và tiềm năng phát triển. Những người ủng hộ ý tưởng có thể cam kết góp vốn cho mô hình kinh doanh.
Ưu điểm:
- Góp vốn cộng đồng, về cơ bản, tạo ra lợi ích chung cho doanh nghiệp của bạn. Do đó, nó không chỉ giúp bạn marketing miễn phí về kế hoạch kinh doanh mà còn cung cấp nguồn tài chính cần thiết.
- Góp vốn cộng đồng loại bỏ những rắc rối hoặc nguy cơ phải đặt doanh nghiệp của bạn vào tay một nhà đầu tư hoặc một nhà môi giới xa lạ và các nền tảng gây quỹ cộng đồng hiện nay cũng khá đơn giản.
- Bạn sẽ có tiềm năng thu hút đầu tư mạo hiểm khi kinh doanh tiến triển.
Nhược điểm
- Sự cạnh tranh gay gắt trong các nền tảng gây quỹ cộng đồng có thể sẽ rất khó khăn nếu ai đó cũng đưa ra ý tưởng kinh doanh tương tự ý tưởng của bạn.
- Nếu nền tảng kinh doanh của bạn không vững chắc như đối thủ thì có khả năng ý tưởng kinh doanh của bạn sẽ bị bỏ qua hoặc từ chối ngay.
Nguồn: Finextra |
Nguồn đầu tư thiên thần
Bạn có thể tò mò nếu có một thứ như đầu tư Thiên thần hay nhà đầu tư Thiên thần (Angel Investor). Đó là các nhà đầu tư có số vốn rất lớn và sẵn sàng đầu tư vào các ý tưởng kinh doanh vượt trội.
Họ đôi khi kết hợp với nhau thành nhóm để xem xét các đề xuất kinh doanh nhằm chọn ra ứng cử viên start-up hoàn hảo nhất.
Ưu điểm:
- Nhà đầu tư thiên thần cung cấp vốn và tư vấn cho công ty khởi nghiệp.
- Họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro cho ý tưởng kinh doanh vì họ tin tưởng vào nguồn lợi tiềm năng từ doanh nghiệp của bạn.
Nhược điểm
- Các nhà đầu tư thiên thần cung cấp vốn đầu tư thấp hơn so với các nhà đầu tư mạo hiểm.
Vốn đầu tư mạo hiểm
Các quỹ đầu tư mạo hiểm thường chịu sự quản lý bởi các chuyên gia nhạy bén trong việc tìm các công ty mới có triển vọng thành công.
Nguyên tắc lựa chọn của họ là đầu tư vào một doanh nghiệp vững chắc thay vì một ý tưởng táo bạo thu lợi ngắn hạn. Sau khi công ty đạt được IPO lần đầu hoặc họ đã mua lại doanh nghiệp cấp vốn ban đầu, họ sẽ rút vốn và tìm kiếm các khoản đầu tư khác.
Ưu điểm:
- Các quỹ đầu tư mạo hiểm theo dõi tiến trình phát triển của một công ty mà họ đã đầu tư rất sát sao bởi họ muốn đảm bảo tính bền vững và tăng trưởng của khoản đầu tư đã bỏ ra.
- Họ thường kết hợp hoạt động cố vấn chuyên môn và nguồn vốn lớn để hỗ trợ một cách hiệu quả cho doanh nghiệp mới.
- Các công ty có tốc độ tăng trưởng mạnh như Uber, Flipkart có chiến lược rút vốn bài bản, cho phép họ thu lợi nhuận khổng lồ để tái đầu tư vào công ty.
Nhược điểm
- Quỹ mạo hiểm sẽ vẫn trung thành với doanh nghiệp đến khi họ lấy lại được vốn và lợi nhuận. Sự gắn bó của họ thường diễn ra trong khung thời gian 3 - 5 năm.
- Doanh nhân có xu hướng mất quyền kiểm soát doanh nghiệp vì bạn đang dành một phần lớn cổ phần công ty cho các nhà đầu tư mạo hiểm
- Các nhà đầu tư mạo hiểm tìm kiếm các công ty lớn hơn với mức độ ổn định đã được chứng minh và lực lượng lao động mà họ có thể xác định dễ dàng. Tiêu chí này có thể là một trở ngại đối với các start-up vốn chưa có lợi nhuận dài hạn.
Nguồn vốn từ các quỹ khởi nghiệp hoặc tăng tốc
Startup có thể tìm những quỹ được thành lập bởi một số cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp mới hoặc tăng tốc doanh nghiệp. Các chương trình này, tuy nhiên, mới chỉ phổ biến ở châu Âu và Mỹ.
Ưu điểm:
- Chủ doanh nghiệp nhận sự hướng dẫn từ các nhà đầu tư.
- Kết nối với mạng lưới các start-up khác.
Nhược điểm
- Trong 4-8 tháng, nếu thiếu cam kết, startup có thể sa sút.