|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tuần 26-30/9: ROS tăng mạnh nhất sau khi ông Trịnh Văn Quyết mua 100 triệu cổ phiếu

07:45 | 02/10/2016
Chia sẻ
Trong 3 phiên ông Trịnh Văn Quyết mua thỏa thuận 100 triệu cổ phiếu ROS, giá mã này không tăng mạnh. Nhưng sau khi ông Quyết hoàn tất giao dịch, ROS tăng trần cả 4 phiên sau đó.

Tuần giao dịch 26/9-30/9, VN-Index tăng 4 phiên và chỉ điều chỉnh giảm nhẹ phiên cuối tuần. VN-Index đã thiết lập chuỗi 9 phiên tăng liên tiếp, lên cao nhất hơn 8 năm qua.

Đóng cửa phiên cuối tuần, VN-Index chốt tại 685,73 điểm, tăng 1,73% so với cuối tuần trước. Tuy nhiên, thanh khoản vẫn duy trì ở mức trung bình, không có nhiều đột biến, cho thấy nhà đầu tư vẫn đang tỏ ra thận trọng.

Tăng giá mạnh nhất tuần qua là cổ phiếu ROS, với 4 phiên tăng trần và 1 phiên tăng 4%. Tính cả tuần qua, ROS đã tăng 36%, tương ứng tăng 9.100 đồng/cổ phiếu.

Được biết, ông Trịnh Văn Quyết đã mua gần 100 triệu cổ phiếu ROS nhưng không chào mua công khai. Trong 3 phiên 22/9, 23/9, 26/9, ROS được giao dịch thỏa thuận đúng bằng lượng cổ phiếu ông Quyết đã mua vào. Sau giao dịch này, ông Quyết nâng tỷ lệ sở hữu từ 41,79% lên 65,01%, tương đương hơn 279,5 triệu cổ phần.

Điều đáng chú ý là trong 3 phiên ông Trịnh Văn Quyết mua thỏa thuận ROS, giá cổ phiếu này không tăng mạnh. Nhưng sau khi ông Quyết hoàn tất giao dịch, ROS tăng trần cả 4 phiên sau đó.

Xếp sau ROS, các cổ phiếu SMC, DAT, DTL, BGM tăng giá hơn 20%.

Về phía giám giá, TNT là mã giảm mạnh nhất với mức trên 30% sau cả 5 phiên giảm sàn. TNT đã giảm sàn 7 phiên liên tiếp, giá hiện xuống còn 3.930 đồng/cổ phiếu. Các mã khác trong nhóm giảm giá đều giảm không tới 15%.

Bên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index tăng 3 phiên và giảm 2 phiên, đóng cửa tại 85 điểm, tăng 2% so với cuối tuần trước.

Dẫn đầu nhóm tăng giá là BXh với mức tăng 32%, với 3 phiên tăng trần nhưng thanh khoản thấp.

PVV tuần trước trong top giảm giá nhưng tuần này tăng trở lại, sau 4 phiên tăng 100 đồng và 1 phiên giảm 100 đồng.

Một số mã đáng chú ý khác trong nhóm tăng giá có VFR, VE9, SGH...

Chiều giảm giá, mã giảm mạnh nhất là BII với mức 20%. BII thường khớp lệnh vài trăm nghìn cổ phiếu mỗi phiên nhưng tuần qua mất thanh khoản.

Gia Linh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.