|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tuần 26/2-2/3: VN-Index vượt 1.120 điểm, bất động sản 'dậy sóng'

09:00 | 04/03/2018
Chia sẻ
Tuần 26/2-2/3, VN-Index vượt 1.120 điểm. Các nhóm ngành như ngân hàng và dầu khí giao dịch biến động. Bên cạnh đó, vào những phiên cuối tuần, nhóm bất động sản đã trổi dậy với nhiều mã tăng điểm.

Diễn biến giằng co thể hiện rõ trong cả tuần

Tuần 26/2-2/3, VN-Index đạt 1.121,21 điểm và HNX-Index đạt 128,25 điểm, cùng tăng 1,6% so với tuần trước. UPCoM-Index đạt 60,17 điểm, tăng 1%.

Mở đầu tuần này, cả ba sàn đều có sắc xanh với thanh khoản tăng cao so với phiên cuối tuần trước. Đóng góp tích cực từ một số mã trụ như VIC, BID, VRE và PLX. Riêng nhóm dầu khí và chứng khoán là hai nhóm tạo sức hút trong phiên này. Tuy nhiên, sắc đỏ lại chiếm chủ đạo với số mã giảm lan tỏa trên nhiều nhóm ngành khác.

Những phiên giữa tuần, xu thế giằng co xuất hiện khi dòng tiền phân hóa giữa các mã bao gồm nhóm cổ phiếu trụ. Nhóm dầu khí và ngân hàng giao dịch khó lường khi có thời điểm tụt giảm nhưng sau đó lại bật tăng. Càng về cuối tuần, nhóm bất động sản và xây dựng lại hút dòng tiền khi có nhiều mã tăng mạnh.

Tuần này, thị trường có đôi chút tác động từ thị trường chứng khoán thế giới khi có nhiều biến động ảnh hưởng bởi các thông tin từ Mỹ bao gồm bài phát biểu của Chủ tịch Fed việc áp mức thuế mới dành cho thép và nhôm của Tổng thống Donald Trump.

Thanh khoản toàn thị trường đạt mức khá cao với tổng giá trị giao dịch khoảng 8.970 tỷ đồng/phiên. Khối ngoại tuần này có xu hướng bán ròng rõ rệt, đặc biệt trên sàn HOSE. Trong đó nhiều nhất vào phiên ngày 28/2 với gần 380 tỷ đồng. Một điểm đáng chú ý khác, "tân binh" của sàn UPCoM là BSR (Công ty TNHH MTV Lọc Hóa dầu Bình Sơn) đều bán ròng trong 2 phiên giao dịch của mình với khoảng 165 tỷ đồng.

tuan 262 23 vn index vuot 1120 diem bat dong san day song
Tuần 26/2-2/3, cả ba sàn đều tăng điểm trong tình thế giằng co (ảnh minh họa)

Bất động sản "dậy sóng"

Trên HOSE, VID (CTCP Đầu tư Phát triển Thương mại Viễn Đông) tăng mạnh nhất với 40% lên 10.500 đồng/cp. Mã này ghi nhận tăng trần trong tất cả các phiên trong tuần, riêng phiên ngày 2/3 có thanh khoản đột biến hơn 290.000 đơn vị.

Một điểm đáng chú ý, nhiều mã thuộc nhóm ngành bất động sản và xây dựng tăng mạnh vào tuần này trên HOSE như CDO, DRH, NVT, HAR. Riêng Fucvreit của Quỹ Đầu tư Bất động sản Techcom Việt Nam tăng 30%, đánh dấu đà tăng trở lại sau 6 phiên giảm sàn từ phiên 23/2 trở về trước.

Ngoài ra, một số mã đáng chú ý như VND, FMC hay PAN cũng có mức tăng từ 15% đến trên 16%.

tuan 262 23 vn index vuot 1120 diem bat dong san day song
Top cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên HOSE tuần 26/2-2/3

Về phía những mã giảm mạnh nhất, DAT (CTCP Đầu tư Du lịch và Phát triển Thủy sản) đứng đầu với 18,9%. Tuần trước đó, DAT nằm trong top 10 mã tăng mạnh nhất HOSE với 13,8%.

Ở nhóm này, đáng chú ý hai mã HVG (CTCP Hùng Vương) và TCH (CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy) giảm lần lượt 11,2% và 10,7%.

Ngày 19/3 tới sẽ là ngày đăng ký cuối cùng để HVG chốt danh sách dự họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2018. Năm 2018, công ty lên kế hoạch tái cơ cấu, thoái vốn tại một số công ty con và thanh lý một số tài sản. Doanh thu dự kiến đạt 10.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 800 tỷ đồng.

tuan 262 23 vn index vuot 1120 diem bat dong san day song
Top cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên HNX tuần 26/2-2/3

Trên HNX, VE9 (CTCP Đầu tư và Xây dựng VNECO 9) tăng trần trong tất cả các phiên, dẫn đầu với 53,7% lên 6.300 đồng/cp. Đi kèm với đó là thanh khoản tăng đột biến với trung bình 500.000 đơn vị/phiên.

Đáng chú ý, ORS (CTCP Chứng khoán Phương Đồng) sau khi trong top giảm tuần trước đã bật tăng với 28,6% lên 2.700 đồng/cp. Một mã khác là OCH (CTCP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương) tăng 22%.

Về phía những mã giảm mạnh nhất, PBP (CTCP Bao bì Dầu khí Việt Nam) đứng đầu với 27,8%.

Đáng chú ý, KHL (CTCP Khoáng sản và Vật liệu xây dựng Hưng Long) giảm 25% xuống 300 đồng/cp và đang ở mức thị giá thấp nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ghi nhận công ty này đã lỗ trong 3 năm liên tiếp với lũy kế hơn 73 tỷ đồng và đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết.

QNC (CTCP Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh) giảm 16,2%. Năm 2017, công ty ghi nhận lỗ hơn 240 tỷ đồng do các khoản chi phí lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao trong năm.

tuan 262 23 vn index vuot 1120 diem bat dong san day song
Top cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên UPCoM tuần 26/2-2/3

Ông lớn lọc dầu BSR lên sàn

Trên UPCoM, HAV (CTCP Rượu Hapro) tăng mạnh nhất với 81,3%. Một cái tên đáng chú ý là ông lớn lớn "tân binh" BSR tăng 39,7% sau 2 phiên giao dịch lên 31.300 đồng/cp từ mức giá chào sàn 22.400 đồng/cp. Đáng chú ý, khối ngoại lại bán ròng khoảng 165 tỷ đồng trong 2 phiên giao dịch này.

PLA (CTCP Đầu tư Dịch vụ Hạ tầng Xăng dầu ) sau khi trong top giảm tuần trước đã bặt tăng trở lại 38,9% lên 5.400 đồng/cp.

Về phía những mã giảm mạnh nhất, CDH (CTCP Công trình công cộng Dịch vụ Du lịch Hải Phòng) giảm 39,8% với một phiên "lau" sàn duy nhất vào 2/3 với thanh khoản 1.300 đơn vị. Đặc biệt, đây là phiên giao dịch đầu tiên có thanh khoản của cổ phiếu này kể từ ngày lên sàn vào 23/6/2016.

HAF (CTCP Thực phẩm Hà Nội) giảm 35% từ mốc giá đỉnh của mã này xuống 18.200 đồng/cp. Thanh khoản cũng ghi nhận mức thấp với chỉ 3.100 đơn vị trong cả tuần.

Minh Đăng

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).