|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tuần 10 – 14/8: Khối ngoại tiếp tục bán ròng 876 tỉ đồng, tâm điểm xả nhóm bất động sản

09:24 | 15/08/2020
Chia sẻ
Tuần giao dịch (10 – 14/8), thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng điểm. Tuy nhiên, thị trường dấu hiệu suy yếu khi VN-Index suy yếu khi chạm vùng cản 850 điểm. Thị trường tiếp tục không được hỗ trợ bởi dòng tiền lớn khi khối ngoại xả 876 tỉ đồng cổ phiếu trên cả ba sàn.

Khối ngoại tiếp tục xả 773 tỉ đồng cổ phiếu trên HOSE

Thống kê giao dịch trong tuần (10 – 14/8), nhà đầu tư nước ngoài duy trì trạng thái bán ròng 742,4 tỉ đồng trên sàn HOSE với khối lượng 41,72 triệu đơn vị. Hoạt động bán ròng diễn ra ở tất cả các phiên trong tuần. Tuần giao dịch trước đó, khối ngoại bán ròng gần 360 tỉ đồng trên sàn HOSE.

Tại giao dịch cổ phiếu, khối này gia tăng bán ròng so với tuần trước đó, ghi nhận 773 tỉ đồng và khối lượng 42,1 triệu đơn vị trong tuần này. Chứng chỉ quĩ ETF nội tiếp tục được khối ngoại mua ròng tuần qua với giá trị gần 31,5 tỉ đồng và khối lượng gần 2,5 triệu đơn vị.

Cổ phiếu VHM của Vinhomes dẫn đầu về giá trị bán ròng tuần qua với 265,93 tỉ đồng. Đây cũng là mã duy nhất trên thị trường ghi nhận giá trị bán ròng trên 100 tỉ đồng tuần qua. Hai mã trong "họ Vingroup" khác là VRE và VIC cũng ghi nhận giá trị bán ròng lần lượt 47,6 tỉ đồng và 47,5 tỉ đồng.

Hoạt động bán ròng của khối ngoại còn diễn ra đối với hàng loạt cổ phiếu bất động sản như DXG (60,7 tỉ đồng), AGG (42,2 tỉ đồng), NVL (38,3 tỉ đồng), NLG (29,5 tỉ đồng).

Cổ phiếu ngân hàng bị bán ròng mạnh tuần qua là VCB với giá trị 50,3 tỉ đồng. Ngoài ra còn có HPG (44,1 tỉ đồng) và TDM (28,7 tỉ đồng).

Tại chiều mua vào, các mã được mua ròng nhẹ với giá trị dưới 50 tỉ đồng, ngoại trừ VNM (51,1 tỉ đồng). Các cổ phiếu trụ được khối ngoại mua vào tuần qua có GAS (45 tỉ đồng), SAB (29 tỉ đồng). Cổ phiếu ngân hàng duy nhất được mua vào tuần qua là HDB với 38,5 tỉ đồng.

Top10 mã được mua ròng mạnh còn có DHC (22,3 tỉ đồng), PLX (11,9 tỉ đồng), BMP (11,5 tỉ đồng) và DPM (9,9 tỉ đồng). Hai chứng chỉ quĩ ETF nội là E1VFVN30 và FUEVNVND được mua ròng với giá trị lần lượt là 21 tỉ đồng và 9,3 tỉ đồng.

NĐT nước ngoài gia tăng bán ròng lên 58 tỉ đồng trên sàn HNX

Trên sàn HNX, khối ngoại có 4 phiên bán ròng và mua ròng nhẹ trong phiên 11/8. Tổng giá trị bán ròng tuần qua gần 58 tỉ đồng với khối lượng 5,15 triệu đơn vị. Tuần giao dịch trước đó (3 – 7/8), khối ngoại chỉ bán ròng 6 tỉ đồng.

Cổ phiếu PVS bị bán ròng mạnh nhất trong tuần qua với giá trị 22,3 tỉ đồng, theo sau đó là SHB (7,2 tỉ đồng) và BCC (6,8 tỉ đồng). Mặc dù giao dịch khởi sắc tuần qua, cổ phiếu VCG của Vinaconex bị khối ngoại bán ròng 6,3 tỉ đồng.

Các cổ phiếu ghi nhận giá trị bán ròng trên 1 tỉ đồng có TNG (5,2 tỉ đồng), INN (3,1 tỉ đồng), BVS (2,3 tỉ đồng) và SHS (1,5 tỉ đồng).

Tại chiều mua vào, không có cổ phiếu nào trên sàn HNX ghi nhận giá trị mua ròng trên 1 tỉ đồng tuần qua. Các mã được mua ròng với giá trị vài trăm triệu đồng có SHE, CVN, WCS, IDV, BAX, PLC.

Thị trường UPCoM ghi nhận giá trị bán ròng 45,3 tỉ đồng

Cùng chiều giao dịch trên HOSE và HNX, dòng vốn ngoại rút 45,3 tỉ đồng trên thị trường UPCoM, khối lượng bán ra là 767.918 đơn vị. Theo đó, khối này đã bán ra mạnh hơn so với tuần trước đó (37 tỉ đồng).

Cổ phiếu VTP của Viettel Post dẫn đầu về giá trị bán ròng với 18 tỉ đồng, theo sau là VEA (9,9 tỉ đồng) và ACV (9,5 tỉ đồng). Như vậy, sau khi mua ròng với giá trị 11,4 tỉ đồng tuần qua, khối ngoại quay trở lại bán ròng cổ phiếu VEA.

Nhóm bị khối ngoại bán ra với giá trị trên 1 tỉ đồng còn có WSB (5,9 tỉ đồng), KDF (5,6 tỉ đồng) và NTC (1,7 tỉ đồng).

Tại chiều mua, NĐT nước ngoài trở lại mua ròng 4,7 tỉ đồng cổ phiếu MCH trong khi bán ròng 10,2 tỉ đồng trong tuần trước đó. Cổ phiếu khác bị bán ròng trên 1 tỉ đồng là OIL. Những mã còn lại ghi nhận giá trị bán ra dưới 1 tiir đồng có VGG, DTI, BDT, VGI, LTG.

Hoàng Linh

Nhà đầu tư chứng khoán thận trọng trước hai luồng thông tin trái chiều
Thị tường chứng khoán tuần qua chỉ giao dịch trong 2 ngày, nhưng đã cho thấy sự thận trọng của giới đầu tư khi chỉ số tăng, trong bối cảnh thanh khoản ở mức thấp. Giới phân tích cho rằng, thị trường chứng khoán đang chịu tác động từ 2 luồng thông tin trái chiều.