|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Từ tháng 5, hạt điều nhập khẩu từ châu Phi hết khó kiểm dịch

21:15 | 20/04/2019
Chia sẻ
Từ tháng 5 tới, hạt điều nhập khẩu từ châu Phi sẽ lại được cơ quan kiểm dịch tiến hành kiểm tra tại kho của doanh nghiệp thay vì kiểm tra tại cảng như thời gian gần đây.
Từ tháng 5, hạt điều nhập khẩu từ châu Phi hết khó kiểm dịch - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ.

Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas): Mới đây, lãnh đạo Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng II (Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NN&PTNT) đã thông báo tới Vinacas, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng II đã nhận được chỉ đạo từ lãnh đạo Bộ NN&PTNT.

Theo đó, kể từ đầu tháng 5 tới, Chi cục sẽ tiến hành kiểm tra hạt điều nhâp khẩu từ châu Phi ngay tại kho của doanh nghiệp như trước đây theo đề nghị của Vinacas; đề nghị doanh nghiệp Việt Nam yêu cầu đối tác nước ngoài xử lý hun trùng kỹ tại cảng đi và có chứng thư kiểm dịch đầy đủ cho lô hàng.

Trước đó, vào giữa tháng 3, Chủ tịch Vinacas Phạm Văn Công đã gửi công văn đến Cục Bảo vệ thực vật và Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng II xung quanh vấn đề tháo gỡ vướng mắc trong quy định kiểm tra hạt điều nhập khẩu từ châu Phi.

Theo phản ánh của doanh nghiệp, cơ quan kiểm dịch thực vật đã yêu cầu tiến hành kiểm tra, lấy mẫu toàn bộ những lô hàng điều thô nhập khẩu có nguồn gốc từ châu Phi tại cảng, thay vì cho phép đưa về kho của doanh nghiệp như trước kia,..., gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

Tại cuộc họp báo thường kỳ quý I của Bộ NN&PTNT diễn ra sáng ngày 5/4, ông Hoàng Trung-Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật lý giải cho việc này như sau: Từ năm 2013 đến nay, cơ quan kiểm dịch thực vật nhiều lần phát hiện các lô hàng điều nhập khẩu từ châu Phi bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật Việt Nam là mọt cứng đốt (Trogoderma granarium Everts). Đây là loại mọt nguy hiểm số 1. Tất cả các nước đều đưa loại mọt này vào danh sách kiểm dịch và kiểm soát chặt chẽ.

Hiện nay, cơ quan kiểm dịch tiếp tục phát hiện đối tượng mọt cứng đốt nên không thể cho doanh nghiệp đưa hàng về kho. Doanh nghiệp phải phối hợp với cơ quan kiểm dịch về việc này bởi nếu để lọt loại mọt cứng đốt thì tương lai hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp khó. Bên cạnh đó, chi phí để xử lý loại mọt này rất lớn.

Ngay sau phần trả lời chính thức của lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật, ngày 8/4, Vinacas có công văn số 54/2019/CV-HHĐ gửi đến Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) và Chi Cục Kiểm dịch thực vật Vùng II.

Trong đó, Vinacas nêu rõ: Theo chứng thư kiểm định của các công ty kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu (Vinacontrol, Cafecontrol, SGS…), hiện nay hầu hết các lô hàng điều thô nhập khẩu về Việt Nam đều được hun trùng rất kỹ bởi người bán nước ngoài và có đầy đủ chứng thư kiểm dịch thực vật, chứng thư kiểm tra chất lượng và hun trùng của cơ quan giám định chất lượng độc lập.

Trong thời gian vừa qua, hạt điều thô thuộc nhóm ít nguy cơ nhất về an toàn kiểm dịch thực vật. Vinacas kiên quyết phản đối các doanh nghiệp cố tình nhập khẩu nguyên liệu hạt điều từ châu Phi bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật là mọt cứng đốt làm ảnh hưởng tới ngành chế biến điều nói riêng và ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thanh Nguyễn

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.