|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tự doanh CTCK xả 470 tỉ đồng tuần cuối tháng 5, tập trung HPG và VPB

08:59 | 01/06/2020
Chia sẻ
Trong tuần 25 - 29/5, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán bán ròng hơn 470 tỉ đồng, tập trung xả mã HPG nhưng gom trăm tỉ đồng chứng chỉ quĩ E1VFVN30.

Tự doanh CTCK xả 470 tỉ đồng tuần cuối tháng 5

Thống kê giao dịch trong tuần qua, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán bán ròng hơn 470 tỉ đồng với khối lượng 11,8 triệu đơn vị. Xét theo từng ngày giao dịch, khối tự doanh tập trung xả trong phiên 26/5 với giá trị 146 tỉ đồng, theo sau là phiên ngày 29/5 và 27/5.

Tự doanh  - Ảnh 1.

Nguồn: Thu Thủy tổng hợp từ Fiinpro

Những mã được khối tự doanh giao dịch nhiều nhất tuần 25 - 29/5

Về giá trị giao dịch cụ thể, tại giao dịch chứng chỉ quĩ ETF nội, khối tự doanh chủ yếu rót vốn vào mã E1VFVN30 với 178,6 tỉ đồng. Đây cũng là mã duy nhất trong tuần ghi nhận giá trị giao dịch trên trăm tỉ đồng. Trong khi đó, khối này bán ra chứng chỉ FUESSVFL 50,3 tỉ đồng.

Tự doanh  - Ảnh 2.

Nguồn: Thu Thủy tổng hợp từ Fiinpro

Tại giao dịch cổ phiếu, mã chịu áp lực bán ra nhiều nhất từ bộ phận tự doanh là cổ phiếu HPG (85,79 tỉ đồng) bất chấp trong quí I vừa qua, công ty ghi nhận doanh thu thuần 19.450 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng lần lượt 28% và 27% so với cùng kì năm trước. 

Mới đây, lãnh đạo Tập đoàn Hòa Phát cho biết dự kiến dự kiến trình đại hội cổ đông thường niên phương án kinh doanh với doanh thu khoảng 85.000 - 95.000 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 9.000 - 10.000 tỉ đồng. Về cổ tức năm 2019, công ty dự kiến đề xuất mức 20% bằng cổ phiếu và 5% bằng tiền mặt.

Bên cạnh đó, khối tự doanh bán ra cổ phiếu VPB 59,22 tỉ đồng. Chia sẻ tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 (29/5), ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng Giám đốc VPBank cho biết dự kiến đến hết tháng 5, lợi nhuận của ngân hàng ước đạt 5.100 tỉ đồng, tương đương 50% kế hoạch cả năm và đến cuối tháng 6 dự kiến lợi nhuận 6.000 tỉ đồng. 

Ngoài ra, Chủ tịch Ngô Chí Dũng cho biết ngân hàng đang đàm phán bán vốn tại FE Credit, mức bán tối đa là 49%.

Cùng chiều, hai mã FPT và VNM đồng thời ghi nhận giá trị bán ra 52,27 tỉ đồng. 

Về cổ phiếu FPT, nằm ngoài tác động của dịch Covid-19, doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu quí I tăng trưởng 17% lên 6.631 tỉ đồng; lợi nhuận gộp tăng 15,1% lên 2.624 tỉ đồng. Với đặc thù ngành nghề ít chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, lĩnh vực công nghệ vẫn là động lực tăng trưởng chính của FPT khi đóng góp 54% vào cơ cấu doanh thu.

Mặt khác, bộ phận tự doanh cũng tạo áp lực bán lên cổ phiếu MWG (40,8 tỉ đồng), VIC (34,56 tỉ đồng). Ngoài ra, nhóm ngân hàng có một số mã bị khối này bán ra gồm TCB (39,83 tỉ đồng), VCB (37,32 tỉ đồng) và MBB (33,29 tỉ đồng).

Diễn biến trái chiều, cổ phiếu CRE của Cenland dẫn dầu nhóm cổ phiếu về giá trị mua vào trong tháng 5 (59,94 tỉ đồng). Cùng với đó, khối tự doanh  rót vốn trên 10 tỉ đồng vào các mã khác như NKG (22,89 tỉ đồng),  theo sau là HPG (21,19 tỉ đồng), REE (17,56 tỉ đồng) và VHM (12,74 tỉ đồng). 

Mới đây, Vinhomes tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 sáng ngày 29/5, theo đó công bố chiến lược phát triển bất động sản khu công nghiệp và cho thuê văn phòng. 

Đối với mảng bất động sản khu công nghiệp, lãnh đạo công ty cho biết tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 10.000 tỉ đồng, giải ngân trong 1 - 2 năm tới. Đối tượng khách thuê, trước mắt khách thuê đơn vị trong chuỗi cung ứng cho nhà máy VinFast sau đó mở rộng ra ngoài thị trường. 

Bên cạnh đó, Vinhomes kì vọng ghi nhận thêm hai giao dịch bán buôn trong năm nay. Công ty cho biết quí vừa rồi đã ghi nhận một giao dịch giá trị khoảng 2.000 tỉ đồng. Tỉ trọng doanh thu bán buôn của công ty ước chiếm khoảng 30 - 35% trên tổng doanh số, còn lại là bán lẻ.

Ngoài ra, dòng vốn từ khối tự doanh tìm đến cổ phiếu VPB (9,62 tỉ đồng), FPT (8,71 tỉ đồng), VNM (7,24 tỉ đồng) và PNJ (7,03 tỉ đồng).

Ánh Hường

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.