|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tự doanh CTCK trở lại bán ròng phiên đầu tháng 7, 'gom' cổ phiếu phát hành chứng quyền

08:24 | 02/07/2019
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền thông minh ngày 2/7, tự doanh và khối ngoại giao dịch trái chiều phiên VN-Index bật tăng gần 16 điểm, cổ phiếu công nghiệp và tài chính thu hút dòng tiền.

VN-Index bật tăng gần 16 điểm, dòng tiền thông minh tìm đến ngành công nghiệp và tài chính

Tâm lý tích cực bao trùm thị trường chứng khoán sau kí kết EVFTA, đà tăng được duy trì trong suốt phiên giao dịch (1/7). Kết phiên, VN-Index tăng 15,67 điểm (1,65%) lên 965,61 điểm; HNX-Index tăng 0,56% lên 104,09 điểm; riêng UPCoM-Index giảm 0,86% xuống 55,17 điểm.

Cổ phiếu kéo thị trường tăng điểm nhiều nhất là GAS (3,68 điểm). Hai cổ phiếu 'họ Vingroup' VHM và VIC cũng tác động tích cực lên thị trường, giúp chỉ số tăng 3,12 điểm. Bên cạnh đó, cổ phiếu CTG và PLX lần lượt thúc đẩy VN-Index tăng 1,56 điểm và 1,38 điểm.

Trong khi đó, HPG giao dịch kém khởi sắc, kéo chỉ số giảm 0,39 điểm. Tác động tiêu cực lên VN-Index còn có HDB, VJC. Các mã DHG, POW đóng cửa trong sắc đỏ kìm hãm đà tăng của thị trường.

Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 206 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 4.501 tỉ đồng. Dòng tiền hướng đến ngành công nghiệp và tài chính, thanh khoản cải thiện so với phiên giao dịch trước.

Khối tự doanh trở lại mua ròng 156 tỉ đồng, tập trung mua cổ phiếu phát hành chứng quyền

Trong phiên hôm qua, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán trở lại mua ròng 156,2 tỉ đồng với khối lượng 1,4 triệu đơn vị sau phiên bán ròng hơn trăm tỉ đồng cuối tháng 6.

Untitled

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Ở chiều mua vào, cổ phiếu có giá trị cao nhất là FPT với 35,52 tỉ đồng. Ngoài ra, nhóm được mua vào nhiều còn có VNM (28,68 tỉ đồng), kế đến là cổ phiếu MWG (27,23 tỉ đồng) và VIC (23,66 tỉ đồng). Cổ phiếu HPG cũng được mua với giá trị 19,7 tỉ đồng. Một số cổ phiếu khác được mua nhiều như TCB, VJC, MSN, VHM, MBB. Trong top mua vào có mặt 5 cổ phiếu được 7 công ty chứng khoán phát hành chứng quyền.

Chiều ngược lại, khối tự doanh bán mạnh nhất VPB (59,29 tỉ đồng). Cùng chịu áp lực bán ra của khối này còn có VNM (33,78 tỉ đồng), và VDS (25 tỉ đồng). Cổ phiếu MWG tương tự ghi nhận giá trị bán ra 12,78 tỉ đồng, MBB (12,29 tỉ đồng), BCG (11,7 tỉ đồng). Riêng chứng chỉ quỹ ETF nội E1VFVN30 bị bán ra 13,18 tỉ đồng.

Khối ngoại bán ròng 113 tỉ đồng, chủ yếu PDR và VCI

Thống kê phiên giao dịch hôm qua, khối ngoại trở lại bán ròng 113,3 tỉ đồng trên toàn thị trường.

Trên HOSE, khối ngoại bán ròng 110,2 tỉ đồng với khối lượng 5,2 triệu đơn vị, tập trung 'xả' cổ phiếu PDR (46,6 tỉ đồng) và VCI (30,8 tỉ đồng). Bị khối ngoại bán ròng chục tỉ còn có HPG (20,4 tỉ đồng) và MSN (10 tỉ đồng). Trong khi đó, VIC là cổ phiếu duy nhất được mua ròng trên chục tỉ (19,3 tỉ đồng), dẫn đầu top mua ròng. Lọt top này còn có VHM (7 tỉ đồng), theo sau là VNM (6,13 tỉ đồng), BVH (5,9 tỉ đồng), VJC (5,2 tỉ đồng).

Ngược lại, trên HNX ghi nhận giá trị mua ròng nhẹ 1,7 tỉ đồng với khối lượng 76.005 đơn vị. PVS được mua ròng nhiều nhất gần 3 tỉ đồng, theo sau là TIG (322 triệu đồng), AMV (207 triệu đồng), NET (138 triệu đồng). Trái lại, khối này bán ròng chủ yếu NTP (490 triệu đồng), DBC (447 triệu đồng), CEO (338 triệu đồng) và LAS (214 triệu đồng).

Tại thị trường UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 4,8 tỉ đồng với khối lượng 315.310 đơn vị. Hoạt động bán ròng tập trung vào các cổ phiếu ACV (2,6 tỉ đông), hai mã nhóm dầu khí là BSR (2,5 tỉ đồng) và OIL (1,4 tỉ đồng). Ngược lại, duy nhất VEA được mua ròng 2,2 tỉ đồng. Các cổ phiếu còn lại được mua ròng dưới tỉ đồng như VGI (242 triệu đồng), ABI (179 triệu đồng).

Thành viên HĐQT CTCP Khoáng sản và Cơ khí muốn tăng tỉ lệ sở hữu

Thống kê đăng ký giao dịch trên hai sàn phiên hôm qua, duy nhất có thông tin giao dịch của ông Tăng Minh Sơn - Ủy viên Hội đồng quản trị CTCP Khoáng sản và Cơ khí (Mã: MIM). Theo đó, ông này đăng ký mua 250.000 cổ phiếu NIM nhằm tăng tỉ lệ sở hữu theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận trong thời gian từ 3/7 đến 1/8.

Được biết, ông Sơn còn là cổ đông lớn của Khoáng sản và Cơ khí với số cổ phần  sở hữu 318.993 cổ phiếu, tương ứng tỉ lệ 9,36% vốn điều lệ. Nếu lần mua vào này thành công, tỉ lệ sở hữu của ông Sơn tại công ty sẽ tăng thêm 7,33% lên 16,7% vốn điều lệ.

Ánh Hường

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.