TS Cấn Văn Lực: Quản lý tài chính của doanh nghiệp bất động sản đang có vấn đề
Dư nợ cho vay bất động sản khoảng 400 ngàn tỷ |
Dòng tiền đổ vào bất động sản sẽ tiếp tục khả quan trong năm 2018
Hoạt động M&A bất động sản có thể sẽ nhộn nhịp hơn trong năm 2018 để xử lý nợ xấu và tái cơ cấu cho doanh nghiệp đầu tư, doanh nghiệp cần dòng tiền luân chuyển mạnh hơn. Năm 2018, dòng tiền đổ vào bất động sản sẽ tiếp tục khả quan như năm 2017 nhờ đầu tư nước ngoài giữ được đà tăng trưởng của năm 2017.
Tại Hội nghị Bất động sản Việt Nam 2017 (VRES 2017) sáng nay (13/12), chia sẻ về toàn cảnh kinh tế Việt Nam 2017 và tác động tới thị trường bất động sản, Chuyên gia kinh tế tài chính TS. Cấn Văn Lực dự báo lạm phát 2018 sẽ nhích nhẹ lên 4-4.5% do lượng cung tiền lớn, giá cả dự báo tăng cao một phần do giá điện, bảo hiểm xã hội tăng…
Hội nghị Bất động sản Việt Nam 2017 (VRES 2017) sáng 13/12. (Ảnh: Minh Anh). |
Nhìn về năm 2017, theo ông Lực nền kinh tế lấy lại đà phục hồi, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. CPI, tỉ giá và lãi suất rất ổn định. Tăng trưởng GDP sẽ đạt mức 6,7%, theo mục tiêu Chính phủ đề ra
Đặc biệt, đồng tiền Việt Nam rất ổn định trong khi USD mất giá tới 10% trong năm qua; chất lượng tăng trưởng được cải thiện. Năm 2017 đóng góp GDP 15%, so với 25,8% giai đoạn 2011-2016. Chất lượng tăng trưởng của chúng ta được cải thiện.
Những sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam trong năm phải kể đến nông nghiệp phục hồi đà tăng trưởng, dự kiến tăng trưởng 3% so với năm ngoái. Môi trường kinh doanh được cải thiện
TS Cấn Văn Lực cũng đánh giá cao mức tăng trưởng của thị trường chứng khoán. 678 doanh nghiệp niêm yết có lợi nhuận tăng trưởng 17%. Thị trường chứng khoán tăng mạnh khoảng 50% nếu đạt 1.000 điểm, mức tăng cao nhất trong khu vực Châu Á.
Dòng vốn FDI đang đổ vào Việt Nam, ông Lực đánh giá 2017 là năm thu hút thành công nguồn vốn FDI cả trực tiếp và gián tiếp, từ đầu năm đến nay đạt khoảng 33 tỷ USD, cuối năm dự kiến lên 35 tỷ USD, tăng rất mạnh so với năm trước. Mức giải ngân FDI dự kiến đạt mức kỷ lục là 17-18 tỷ USD, tăng 12-15% so với năm trước. Dòng vốn đầu tư gián tiếp vào thị trường cổ phiếu, trái phiếu cũng rất ấn tượng, đạt khoảng 2,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài hiện còn tồn tại hạn chế về vấn đề chuyển giao công nghệ, chưa có nhiều kết nối giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài... Ngoài việc yêu cầu đối tác nước ngoài cam kết chặt hơn về việc chuyển giao công nghệ, các doanh nghiệp nội cần chủ động tái cơ cấu, “lớn lên” để làm ăn chuyên nghiệp hơn.
Quản lý tài chính của doanh nghiệp BĐS đang có vấn đề
Nhận xét về thị trường bất động sản (BĐS) trong năm 2017, ông Lực cho biết vốn đổ vào BĐS hiện chiếm gần 20% tổng dư nợ, hiệu suất hoạt động chưa cao. Mặc dù doanh thu tăng mạnh khoảng 40%, tuy nhiên mức tăng của lợi nhuận chỉ vỏn vẹn 6%. Như vậy, doanh nghiệp BĐS năm nay chỉ lo chăm chăm bán hàng, nhưng không quản lý chặt bài toán chi phí, tức “quản lý tài chính đang có vấn đề”, ông Lực khẳng định.
Thị trường bất động sản sẽ tiếp tục tăng trưởng đặc biệt khi Quốc hội thông qua Nghị quyết 42/2017/QH14 thí điểm xử lý nợ xấu các tổ chức tín dụng. Hoạt động M&A bất động sản có thể sẽ nhộn nhịp hơn trong năm tới để xử lý nợ xấu và tái cơ cấu cho doanh nghiệp đầu tư, doanh nghiệp cần dòng tiền luân chuyển mạnh hơn.
Dòng tiền đổ vào bất động sản sẽ tiếp tục khả quan như năm 2017, đầu tư tư nhân được Chính phủ khuyến khích, đầu tư nước ngoài giữ được đà tăng trưởng của năm 2017 và niềm tin của nhà đầu tư (đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài) đã tăng đáng kể - nhất là sau khi Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị APEC và đàm phám được Hiệp định CPTPP.
Đặc biệt, nếu thông qua luật Đơn vị hành chính kinh tế được thông qua sẽ góp phần rất lớn sự tăng trưởng của rhị trường bất động sản.