Trung Quốc tiếp tục hạn chế đầu tư ra nước ngoài để tránh rủi ro
Trung Quốc tiếp tục hạn chế đầu tư ra nước ngoài để tránh rủi ro |
Theo Bloomberg đưa tin, Trung Quốc cho biết họ sẽ hạn chế các công ty trong nước thực hiện đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực như bất động sản, khách sạn, câu lạc bộ giải trí và thể thao để giảm rủi ro tài chính và hỗ trợ nền kinh tế.
Các nhà chức trách cho biết đầu tư ra nước ngoài sẽ được đánh giá theo ba loại (cấm, hạn chế, khuyến khích) với các lĩnh vực cờ bạc và mại dâm. Đồng thời khuyến khích các công ty ủng hộ sáng kiến "Vành đai và con đường" đầy tham vọng của Chủ tịch nước Tập Cận Bình, nhằm hỗ trợ để liên kết Trung Quốc với châu Á và châu Âu.
Bị cấm: Công nghệ quân sự cốt lõi, cờ bạc, công nghiệp tình dục, đầu tư trái với an ninh quốc gia Bị hạn chế: Tài sản, khách sạn, phim ảnh, giải trí, thể thao, thiết bị lạc hậu, đầu tư không đúng tiêu chuẩn môi trường Khuyến khích: Đầu tư tiếp tục xây dựng đường vành đai, nâng cao tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiên cứu & phát triển của Trung Quốc, thăm dò dầu khí, nông nghiệp và đánh cá |
"Các thay đổi sâu sắc đang diễn ra trong nước và quốc tế và các doanh nghiệp Trung Quốc phải đối mặt với không chỉ những cơ hội tương đối tốt mà còn nhiều rủi ro và thách thức trong đầu tư nước ngoài", Hội đồng Nhà nước, nội các Trung Quốc, cho biết.
Giá trị đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc giảm đáng kể trong năm 2017. (Nguồn: Bloomberg) |
Trung Quốc đã bắt tay vào thúc đẩy giảm bớt đòn bẩy tài chính trong các thị trường tài chính và vạch ra những rủi ro hệ thống trước sự chuyển đổi lãnh đạo của Đảng Cộng sản vào cuối năm nay. Một số hãng lớn được đưa vào tầm ngắm kiểm soát chặt chẽ như Anbang Insurance Group Co., Fosun International Ltd., Dalian Wanda Group Co. và HNA Group Co.
Theo số liệu của Bloomberg, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã áp đặt các biện pháp kiểm soát khi dòng tiền chảy ra khỏi quốc gia trong năm ngoái đã lên tới 816 tỷ USD. Các sòng bạc ở Macau được coi là nơi được sử dụng bởi các cá nhân và các quan chức chính phủ tham nhũng. Dưới sự kiểm soát, tài khoản vốn của Trung Quốc và dự trữ ngoại hối đã ổn định trong năm nay.
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc qua các năm (Nguồn: Bloomberg) |
Điều đó cho thấy rằng hoạt động kinh doanh này có thể làm suy yếu tính ổn định của tài khoản vốn, cũng như tạo ra những rủi ro trong ngành ngân hàng. Trong năm, cơ quan quản lý ngân hàng đã yêu cầu các nhà băng cung cấp thông tin về khoản vay cho các công ty thương mại lớn. Đồng thời xem xét đến việc mua lại của các công ty này để đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với lĩnh vực tài chính.
Robin Xing, chuyên gia kinh tế của Morgan Stanley tại Hong Kong cho biết những thay đổi gần đây là "một phần của gói đề phòng để ngăn chặn sự hồi phục dòng vốn chảy ra". Các nhà hoạch định chính sách cũng lo ngại về những tổn thất đầu tư tiềm ẩn và rủi ro tài chính liên quan đến việc tiếp quản những "chiến lợi phẩm", bài học của Nhật Bản vào cuối những năm 1980.
Đã có nhiều vấn đề với đầu tư ở nước ngoài, Ủy ban Phát triển và Cải cách quốc gia Trung Quốc (NDRC) cho biết thêm rằng một số công ty chỉ tập trung vào tài sản chứ không phải là nền kinh tế, thay vì thúc đẩy nền kinh tế trong nước lại tạo ra dòng vốn chảy ra bên ngoài, ảnh hưởng tới sự an toàn về tài chính. Mặt khác, một số công ty đã bỏ qua các quy định về môi trường, năng lượng và an toàn ở các nước mục tiêu, dẫn đến tranh chấp và hình ảnh của Trung Quốc bị suy giảm.
Trong 7 tháng đầu năm 2017, đầu tư ra nước ngoài sụt giảm 44,3% so với năm trước khi các nhà hoạch định áp dụng chính sách hãm phanh đối với việc mua lại của các công ty nước ngoài.
Zhou Hao, một chiến lược gia cao cấp của thị trường mới nổi ở Commerzbank AG, Singapore nói: "Trung Quốc muốn tiền của mình tập trung vào các lĩnh vực cụ thể có thể giúp thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng dài hạn. Ông nhận định chính sách mới cũng cố gắng kìm hãm các lỗ hổng vốn khả nghi và rửa tiền có thể xảy ra.
Trung Quốc 'soán ngôi' Nhật Bản, trở thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ Dữ liệu từ Bộ Tài chính Trung Quốc cho thấy nước này nắm giữ tổng cộng 1.15 ngàn tỷ USD trái phiếu, tín phiếu, và ... |
Trung Quốc mạnh tay thâu tóm doanh nghiệp dọc con đường tơ lụa Các vụ thâu tóm mà doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện tại những quốc gia nằm dọc theo tuyến “con đường tơ lụa” mới đang ... |
Giá thép Trung Quốc tăng do thị trường phản ứng quá mức đối với việc cắt giảm sản lượng Theo CISA, "Việc tăng giá thép gần đây không phải là do nhu cầu gia tăng hoặc nguồn cung giảm mà chỉ là sự phóng ... |