|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Trung Quốc siết chặt kiểm dịch COVID-19 tại các cảng, chuỗi cung ứng thủy sản bị đứt gãy từ châu Á đến châu Âu

14:23 | 14/09/2021
Chia sẻ
Việc chính quyền Trung Quốc kiểm soát kiểm dịch COVID-19 tại các cảng, sân bay khiến việc xuất khẩu thủy sản từ các nước đến châu Á và châu Âu bị ùn ứ. Điều này còn khiến các nhà chế biến nội địa Trung Quốc lâm vào tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất và phải giảm công suất nhà máy.

Theo Seafood Source, những quy định kiểm soát dịch COVID-19 ngặt nghèo của Trung Quốc đang tác động lớn đến thương mại và cả ngành logistics khu vực châu Á và châu Âu.

Cơ quan Hải quan Trung Quốc đã tăng cường kiểm soát tại các cảng biển và sân bay nhằm ngăn chặn sự lây lan của biển thể Delta vào nước này thông qua đường ngoại thương. 

Nhưng hậu quả của chính sách đó là ngành thủy sản bị ảnh hưởng nặng nề do nguồn cung bị hạn chế. Đồng thời, thương mại và logistics khu vực ASEAN và Hong Kong cũng chịu thiệt hại.

Desmond Chow, giám đốc công ty thủy sản Crawfish Pte. của Singapore nhận định việc thâm nhập vào thị trường Trung Quốc ngày càng khó khăn.

“Những khó khăn hiện tại khiến giá nhiều loại hàng hóa, thực phẩm tăng. Hầu hết nước đang phát triển khu vực Đông Nam Á đang rất mong mỏi việc lưu thông hàng hóa bình thường trở lại”, ông Desmond Chow nói. 

Những bất ổn này khiến ông Chơ buộc phải tăng giá bán để bù chi phí logistics tăng cao.

“Vấn đề chính vẫn nằm ở việc Trung Quốc siết chặt các quy định kiểm soát dịch COVID-19”, ông Chis Hanselman, CEO của Pacific Rich Resources, công ty chuyên nhập khẩu thủy sản cao cấp ở Trung Quốc và Hong Kong, cho biết. Theo ông Chis Hanselman các nhà máy của ông đang phải giảm công suất vì thiếu nguyên liệu, trong khi vẫn phải đóng tiền đặt cọc hàng hóa gây ảnh hưởng đến dòng tiền. 

“Các hoạt động bán lẻ, bán hàng trực tuyến và phân khúc nhà hàng vẫn đang ổn. Tuy nhiên, doanh số bán hàng cho phân khúc khách sạn và sân bay vẫn đang rất tệ. Do đó, hiện công ty vẫn đang rất khó khăn”, ông Chis Hanselman cho biết. 

Ngoài ra, vị này nói thêm việc Việt Nam đang phải gồng mình trước làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 đã làm gián đoán nguồn cung thủy sản cho công ty ông. 

“Các nhà máy của công ty tôi chỉ hoạt động dưới 40% công suất. Tôi đang rất cần nguyên liệu lúc này nhưng sớm nhất cũng phải đến tháng 11 chúng tôi mới có chuyến hàng đầu tiên từ Việt Nam. Thật là một cơn ác mộng”, ông Chis Hanselman nói.

Tuy nhiên, đối với một số nhà xuất khẩu khu vực Châu Âu, việc đưa hàng sang Trung Quốc lúc này gần như không thể và họ đang cân nhắc lại việc chuyển hướng nguồn cung.

Moore, giám đốc công ty thủy sản Belles Isle, cho biết “Những tháng qua thật khó khăn với công ty tôi khi các chuyến hàng sang Trung Quốc liên tục bị trì hoãn hoặc thậm chí bị hủy thường xuyên, thay đổi lịch trình. 

Liệu điều này có tiếp tục diễn ra trong 1 - 2 năm tới không? Nếu điều đó xảy ra, lựa chọn chuyển hướng sang các thị trường khối EU có vẻ là chiến lược khôn ngoan”.

H.Mĩ