|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Trung Quốc: Mỹ mới là mối đe dọa thực sự đối với thương mại toàn cầu

23:44 | 22/01/2018
Chia sẻ
Hôm 22/1, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Mỹ mới là mối đe dọa đối với hệ thống thương mại toàn cầu, chứ không phải nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
trung quoc my moi la moi de doa thuc su doi voi thuong mai toan cau Châu Âu cho rằng ông Trump đang 'thua' về thương mại

Tuyên bố này được đưa ra sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi sự ủng hộ của nền kinh tế số một thế giới với việc Bắc Kinh gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001 là một sai lầm.

Cụ thể, tuần trước, văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cho biết các quy tắc của WTO tỏ ra không hiệu quả trong việc đưa Trung Quốc đi theo một chế độ thương mại theo định hướng thị trường. Ngoài ra, cho rằng đây là sai lầm của Mỹ khi ủng hộ Trung Quốc tham gia vào khối thương mại theo những điều khoản như vậy.

Theo Reuters,báo cáo của văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ được đưa ra khi ông Trump đang cân nhắc về một loạt các hành động thương mại chống lại Bắc Kinh, gồm quyết định trong cuộc điều tra "Mục 301" về hành vi đánh cắp sở hữu trí tuệ của Trung Quốc, dự kiến ​​được công bố trong vài tuần tới.

trung quoc my moi la moi de doa thuc su doi voi thuong mai toan cau
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Vương Nghị tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: REUTERS/Jason Lee

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hua Chunying phát biểu, kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, họ đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của tổ chức, thực hiện những nghĩa vụ của mình và đóng góp cho sự phát triển của hệ thống đa phương.

Đồng thời, các quốc gia khác đã được hưởng lợi từ thương mại với Trung Quốc, vốn bị kẹt trong lộ trình cải cách và mở cửa, cũng như ủng hộ một nền kinh tế mở toàn cầu.

"Tôi cho rằng mọi người đều thấy rõ đây chính là những phương pháp đơn phương của Mỹ, và lập trường của họ cũng được đưa ra dựa trên chính sách đơn phương, đó là một thách thức chưa từng thấy đối với hệ thống thương mại đa phương. Nhiều thành viên WTO đã bày tỏ lo ngại về điều này. Vì vậy, chúng tôi hy vọng Mỹ có thể nhìn nhận Trung Quốc một cách chính xác, đồng thời triển khai những hành động thực sự để bảo vệ hệ thống thương mại đa phương", bà Hua nói.

Trung Quốc đã cố gắng để trở thành một nhà vô địch trên thương mại toàn cầu khi đối mặt với chính sách "nước Mỹ đầu tiên" của ông Trump, bất chấp những lời chỉ trích từ các doanh nghiệp nước ngoài và chính phủ của họ về việc nhiều phần của thị trường được bảo vệ khỏi sự cạnh tranh từ những đối thủ nước ngoài.

Nhiều nhà chỉ trích cũng nói rằng các chính sách công nghiệp của Trung Quốc đang tìm cách thuần hoá và thay thế công nghệ nước ngoài.

Vì vậy, các quan chức Nhà Trắng nhận định Trung Quốc đã thất bại trong việc thực hiện theo các cam kết hướng tới một nền kinh tế định hướng thị trường.

Trả lời trong một cuộc phỏng vấn với Reuters vào tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đang cân nhắc mức phạt lớn đối với Trung Quốc, vì buộc các doanh nghiệp Mỹ phải chuyển giao quyền sở hữu của họ cho Trung Quốc như là một chi phí để kinh doanh ở đó.

Tại Bắc Kinh, nhiều chuyên gia tin rằng chính quyền Washington không muốn thanh toán một khoản lớn cần thiết để phá vỡ các động lực thương mại hiện tại giữa hai quốc, gồm thặng dư thương mại cao kỷ lục của Trung Quốc với Mỹ trị giá 275,81 tỷ USD trong năm 2017.

Lyly Cao