|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Trung Quốc muốn WTO đánh thuế 2,4 tỉ USD để trả đũa Mỹ

21:28 | 21/10/2019
Chia sẻ
Mỹ có thể phản bác mức trừng phạt trả đũa mà Trung Quốc yêu cầu WTO, động thái có thể đưa tranh chấp lâu nay giữa đôi bên ra trước cơ quan trọng tài.

Trung Quốc muốn được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép trừng phạt trả đũa Mỹ bằng thuế quan trị giá 2,4 tỷ USD vì Washington không tuân thủ một phán quyết của WTO trong vụ việc từ thời Tổng thống Mỹ Barack Obama, theo Reuters.

Hồi tháng 7, các thẩm phán phúc thẩm của WTO nói Mỹ không tuân thủ đầy đủ một phán quyết của WTO và có thể đối mặt với sự trừng phạt của Trung Quốc nếu họ không dỡ bỏ một số khoản thuế vi phạm quy định của tổ chức này.

Trung Quốc muốn WTO đánh thuế 2,4 tỉ USD để trả đũa Mỹ - Ảnh 1.

Mỹ và Trung Quốc đang mắc kẹt trong một cuộc chiến tranh thương mại. Ảnh: Reuters.

Trong một đơn kiến nghị gửi lên WTO, Trung Quốc nói: "Phản ứng trước việc Mỹ tiếp tục không tuân thủ đề nghị và phán quyết của Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB) WTO, Trung Quốc đề nghị DSB cho phép đình chỉ các nhượng bộ và nghĩa vụ liên quan, ở mức 2,4 tỷ USD mỗi năm".

Trung Quốc đã kiện Mỹ lên WTO hồi năm 2012 vì Mỹ áp thuế chống trợ giá với các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc như tấm pin mặt trời, tháp điện gió, trụ thép... vốn trị giá 7,3 tỷ USD khi đó.

Thuế suất được áp đặt sau 17 cuộc điều tra do Bộ Thương mại Mỹ tiến hành từ năm 2007 đến năm 2012.

Đơn kiến nghị của Trung Quốc có trong chương trình làm việc của DSB ngày 28/10. Mỹ có thể thách thức mức trừng phạt trả đũa mà Trung Quốc yêu cầu, động thái có thể đưa tranh chấp lâu nay ra trước cơ quan trọng tài.

Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer trước đó nói phán quyết của WTO thừa nhận rằng Mỹ đã chứng minh được Trung Quốc đã dùng các doanh nghiệp nhà nước để trợ giá và bóp méo nền kinh tế.

Đông Phong

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.