|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Trung Quốc cấm nhập khẩu lợn sống và các loại thịt lợn của Nhật Bản, Bỉ

20:52 | 09/10/2018
Chia sẻ
Kể từ khi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu lợn sống, lợn rừng và các sản phẩm từ lợn của Bỉ và Nhật Bản.
trung quoc cam nhap khau lon song va cac loai thit lon cua nhat ban bi
Lợn tại một trang trại gần Brussels, Bỉ ngày 18/9/2018 - Ảnh: Reuters.

Ngày 9/10, Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông báo nước này đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu lợn sống, lợn rừng và các sản phẩm từ lợn của Bỉ và Nhật Bản, sau khi bùng phát dịch tả lợn châu Phi tại hai nước này trong tháng 9 vừa qua.

Lệnh cấm nhập khẩu lợn sống và các sản phẩm thịt từ lợn trên được đưa ra sau khi Bulgaria đưa ra lệnh cấm tương tự một ngày trước đó.

Trung Quốc, quốc gia nuôi lợn lớn nhất thế giới, đã báo cáo một loạt các điểm bùng phát dịch tả lợn châu Phi ở nước này từ đầu tháng 8/2018 và cấm vận chuyển lợn sống và các sản phẩm từ lợn từ những vùng phát hiện ra dịch bệnh cũng như các tỉnh lân cận.

Việc cấm vận chuyển mặt hàng gia súc này được đưa ra nhằm kịp thời kiểm soát sự lây lan của loại virus gây dịch tả lợn châu Phi nguy hiểm.

Lệnh cấm nhập khẩu lợn sống và các sản phẩm thịt từ lợn trên được đưa ra sau khi Bulgaria đưa ra lệnh cấm tương tự một ngày trước đó, cũng như báo cáo trước đó hai ngày về đợt bùng phát bệnh dịch tả lợn châu Phi thứ hai tại tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc).

Ngoài ra, Trung Quốc cũng yêu cầu trả lại hoặc tiêu hủy các lô hàng thịt lợn vận chuyển nhập khẩu từ Bỉ và Nhật Bản.

Tháng trước, ngày 5/9, nước láng giềng với Trung Quốc là Laod cũng đã ban hành thông báo cấm nhập khẩu lợn sống, lợn con, lợn giống và các sản phẩm thịt lợn từ Trung Quốc.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Thế giới (FAO), dịch tả lợn châu Phi khởi phát ở Trung Quốc hồi đầu tháng 8, sau đó lan ra 18 trang trại và lò mổ thuộc 6 tỉnh nước này.

FAO cảnh báo dịch tả lợn châu Phi "gần như chắc chắn" sẽ tấn công các nước khác, chủ yếu qua các sản phẩm thịt lợn đã qua hoặc chưa qua chế biến. Nguy hiểm hơn, việc đối phó, kiểm soát dịch được đánh giá là "cực kỳ vất vả" bởi virus tả lợn có thể tồn tại hàng tháng trời trong các sản phẩm thịt cũng như thức ăn chăn nuôi. Trước tình hình dịch bệnh, Trung Quốc đã tiêu hủy hơn 38.000 con lợn, đồng thời cấm vận chuyển lợn tại các ổ dịch.

Bệnh tả lợn châu Phi được phát hiện ở châu Phi cách đây gần một thế kỷ. Nó thường gây tử vong ở lợn nhưng không hại con người. Hiện chưa có vắcxin phòng ngừa tả lợn châu Phi.

Xem thêm

Minh Minh (T/h)