|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Trong ngày 23/8, giá phân bón giảm 10.000 đồng/bao đối với một số phân bón

09:03 | 23/08/2024
Chia sẻ
Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (23/8) điều chỉnh giảm tại khu vực miền Trung. Theo đó, phân urê giảm 10.000 đồng/bao, hạ mức giá xuống khoảng 550.000 - 600.000 đồng/bao.

Tại khu vực miền Trung

Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (23/8) điều chỉnh giảm tại khu vực miền Trung.

Cụ thể, phân urê Phú Mỹ giảm nhẹ 10.000 đồng/bao, hạ mức giá xuống còn khoảng 550.000 - 600.000 đồng/bao.

Bên cạnh đó, phân NPK 20 - 20 - 15 Đầu Trâu có giá khoảng 930.00 - 970.000 đồng/bao sau khi giảm 10.000 đồng/bao. 

Đơn vị tính: đồng/bao

MIỀN TRUNG

Tên loại

Ngày 23/8

Ngày 21/8

Thay đổi

Phân URÊ

Phú Mỹ

550.000 - 600.000

560.000 - 600.000

- 10.000

Ninh Bình

550.000 - 590.000

550.000 - 590.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15

Đầu Trâu

930.000 - 970.000

940.000 - 970.000

- 10.000

Song Gianh

910.000 - 950.000

910.000 - 950.000

-

Phân KALI bột

Phú Mỹ

530.000 - 580.000

530.000 - 580.000

-

Hà Anh

520.000 - 590.000

520.000 - 590.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Đầu Trâu

720.000 - 750.000

720.000 - 750.000

-

Phú Mỹ

720.000 - 750.000

720.000 - 750.000

-

Lào Cai

720.000 - 740.000

720.000 - 740.000

-

Phân Lân

Lâm Thao

250.000 - 280.000

250.000 - 280.000

-

Lào Cai

250.000 - 270.000

250.000 - 270.000

-

Số liệu: 2nong.vn

Tại khu vực Tây Nam Bộ

Cũng theo ghi nhận, thị trường phân bón đồng loạt ổn định tại khu vực Tây Nam Bộ. 

Trong đó, phân NPK 20 - 20 - 15 Ba con cò có mức giá duy trì ổn định, dao động khoảng 850.000 - 900.000 đồng/bao. 

Song song đó, 980.000 - 1.030.000 đồng/bao là giá bán cao nhất đối với mặt hàng phân DAP Hồng Hà. 

Đơn vị tính: đồng/bao

TÂY NAM BỘ

Tên loại

Ngày 23/8

Ngày 21/8

Thay đổi

Phân URÊ

Cà Mau

535.000 - 535.000

535.000 - 535.000

-

Phú Mỹ

510.000 - 530.000

510.000 - 530.000

-

Phân DAP

Hồng Hà

980.000 - 1.030.000

980.000 - 1.030.000

-

Đình Vũ

730.000 - 790.000

730.000 - 790.000

-

Phân KALI Miểng

Cà Mau

490.000 - 520.000

490.000 - 520.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Cà Mau

620.000 - 650.000

620.000 - 650.000

-

Phú Mỹ

620.000 - 650.000

620.000 - 650.000

-

Việt Nhật

610.000 - 640.000

610.000 - 640.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15

Ba con cò

850.000 - 900.000

850.000 - 900.000

-

Số liệu: 2nong.vn

 

 

Nhà ga LNG thứ hai của Việt Nam tìm kiếm hàng hóa để bắt đầu thử nghiệm đưa vào vận hành

Hai nguồn tin trong ngành cho biết, cảng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) Cái Mép của Việt Nam đang tìm kiếm một lô hàng để bắt đầu thử nghiệm đưa vào vận hành, đưa cảng này trở thành cảng thứ hai của cả nước tiếp nhận nhiên liệu này.

Trong nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào than, Việt Nam có kế hoạch đầy tham vọng là xây dựng các nhà ga nhập khẩu LNG và một đội tàu gồm 13 nhà máy điện chạy bằng LNG có thể chiếm 15% tổng công suất phát điện lắp đặt của cả nước vào năm 2030. Tuy nhiên, các nguồn tin và nhà phân tích cho biết mục tiêu này có nguy cơ bị bỏ lỡ.

Cảng nhập khẩu Cái Mép được điều hành bởi Cái Mép LNG, một liên doanh giữa Công ty TNHH Atlantic, Gulf and Pacific LNG (AG&P LNG) có trụ sở tại Singapore và Công ty kinh doanh xăng dầu Hải Linh của Việt Nam.

Công ty TNHH Hải Linh đã được cấp giấy phép nhập khẩu, hai nguồn tin khác cho biết và theo bản sao giấy phép do Bộ Công Thương cấp ngày 1 tháng 8 và được Reuters xem xét.

Hai trong bốn nguồn tin nói chuyện với Reuters cho biết lô hàng cần đưa vào vận hành cảng Cái Mép sẽ được giao vào tháng 10. Không thể nêu tên nguồn tin vì họ không được phép phát biểu công khai. Tổng giám đốc điều hành AG&P LNG Karthik Sathyamoorthy không đưa ra thông tin chi tiết cụ thể. Ông cho biết, do vừa nhận được giấy phép nhập khẩu nên chúng tôi đang đẩy nhanh tiến độ đưa vào vận hành và đặt mục tiêu hoàn thành trong ba tháng tới.

Công ty Hải Linh và Bộ Công Thương Việt Nam đã không trả lời yêu cầu bình luận. Nhà ga LNG Cái Mép nằm ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, phía nam Việt Nam và có khả năng nhập khẩu 3 triệu tấn LNG mỗi năm. Cho đến nay, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 300.000 tấn LNG giao ngay thông qua nhà ga nhập khẩu LNG đầu tiên là nhà ga Thị Vải của PetroVietnam Gas.

Các lô hàng này chủ yếu được vận chuyển để cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện chạy bằng khí đốt hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu điện tăng cao trong đợt nắng nóng vào đầu năm nay, theo Natural Gas World.

 

Ảnh: Gia Ngọc

 

 

Gia Ngọc