|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Trên 542.000 con lợn được nhập về tiêu thụ tại Hà Nội

17:08 | 25/07/2019
Chia sẻ
Đây là thông tin được đưa ra tại hội nghị phối hợp phát triển chuỗi cung ứng nông sản an toàn giữa Hà Nội và các tỉnh, TP lân cận do Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức ngày 25/7.

Theo đó, từ đầu năm 2019 đến nay, các đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT Hà Nội đã phối hợp, thực hiện kiểm dịch, cấp giấy phép kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật từ 63 tỉnh, TP trên cả nước cung ứng vào thị trường Thủ đô.

Trên 542.000 con lợn được nhập về tiêu thụ tại Hà Nội - Ảnh 1.

Hơn nửa triệu con lợn được nhập về Hà Nội tiêu thụ

Ước tính số lượng kiểm dịch động vật nhập về Hà Nội là gần 7,9 triệu con. 

Trong đó, trâu bò 42.222 con; gia cầm trên 7,2 triệu con; trứng gia cầm khoảng 21 triệu quả; thịt động vật các loại gần 40.000 tấn. 

Đáng chú ý, Hà Nội đã nhập trên 542.000 con lợn từ các tỉnh, TP về tiêu thụ trên địa bàn TP. 

Đây là nguồn cung thịt lợn quan trọng cho người dân Thủ đô trong bối cảnh tổng đàn lợn toàn TP bị thiệt hại đã lên tới trên 493.000 con (chiếm khoảng 26,3% tổng đàn).

Trong lĩnh vực thủy sản, Sở NN&PTNT Hà Nội cũng đã tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát nguồn gốc thủy sản đưa vào thị trường Thủ đô, từ khâu sản xuất giống, nuôi trồng đến lưu thông, tiêu thụ thông qua chốt kiểm dịch động vật thuỷ sản liên ngành số 1 chợ cá Yên Sở, quận Hoàng Mai. 

Chất lượng nông sản nhập về được giám sát chặt chẽ, bảo đảm các điều kiện an toàn thực phẩm...

Về sản lượng động vật thuỷ sản tiêu thụ, trong 6 tháng đầu năm 2019, ước tính Hà Nôi đã nhập và tiêu thụ khoảng 12.365 tấn, chủ yếu là cá trắm cỏ, cá chép, cá mè, cá trôi, cá rô phi, cá chim, cá diêu hồng, cá chuối hoa… 

Đáng chú ý, trong tổng sản lượng nhập về tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội, có khoảng 26 tấn thủy sản được nhập từ Trung Quốc.

Lâm Nguyễn

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.