|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

​Trầm lắng giao dịch căn hộ khu Nam TP HCM

11:34 | 30/08/2017
Chia sẻ
Trong 2 quý vừa qua, thị trường bất động sản khu Nam tiếp tục diễn biến trầm lắng, suy giảm giao dịch chủ yếu do thiếu hụt nguồn cung trong khi dự án mới chưa đủ hấp dẫn.

Thiếu nguồn cung

Theo số liệu từ DKRA, tính đến quý II-2017, nguồn cung sơ cấp và thứ cấp căn hộ tại khu Nam chỉ có khoảng 1306 căn, chiếm 14% tổng cung của toàn thị trường, giảm 50% so với quý I. Cung thấp, tỷ lệ tiêu thụ cũng không cao, chiếm khoảng 16% tổng lượng tiêu thụ toàn thị trường. Bất động sản khu Nam đang có dấu hiệu đi xuống do sự cạn kiệt nguồn cung mới. Loạt sản phẩm từng gây sốt như Sunrise City, Sunrise Riverside của Novaland, Saigon South Residence của Phú Mỹ Hưng, Dragon Hills của Phú Long hầu như đã hết hàng. Trong 6 tháng đầu năm, khu Nam chỉ chào đón khoảng 2-3 dự án mới và nhìn chung chưa có dự án chủ lực nào đủ sức hấp dẫn.

Cụ thể, nguồn cung căn hộ lớn nhất hiện nay thuộc về 2 dự án lớn là Kenton Node và KDC River Panorama nhưng đều là sản phẩm tái đầu tư sau thời gian bị trùm mền. Dự án Kenton Node nằm trên trục đường Nguyễn Hữu Thọ (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) vừa được tái khởi động sau gần 10 năm đắp chiếu, quy mô gồm 9 tòa nhà với 1.640 căn hộ cao cấp. Tuy sở hữu vị trí đẹp nhưng dự án từng ‘dính chàm’ nên nhiều nhà đầu tư vẫn tỏ ra lưỡng lự.

Tương tự, dự án khu dân cư River Panorama (quận 7, TP HCM) trước đây vốn là khu dân cư phức hợp Lacasa do Vạn Hưng Phát phát triển, quy mô gồm 1 block cao 35 tầng với 390 căn hộ. Dù được An Gia Investment mua lại và triển khai nhưng dự án cũng chưa thực sự gây được tiếng vang.

Trong khi đó, nguồn cung hiện hữu đến từ các dự án cũ, đang chào bán giai đoạn tiếp và nguồn cung thứ cấp được nhà đầu tư tái khởi động lại như như M-One, Dragon Hill, Sunrie City, River City, Him Lam Riverside, Saigon Mia, Diamond City.. số lượng cũng khá hạn chế.

Một nguyên nhân nữa khiến thị trường khu Nam chững lại là do nguồn cung không đa dạng và giá bán cao. Trong khi khu Đông, khu Tây bên cạnh loại hình cao cấp vẫn liên tục chào hàng các dự án nhà ở trung cấp, bình dân thì tại khu Nam phần lớn nguồn cung là căn hộ cao cấp với giá chào bán từ 30 triệu/m2 trở lên. Đơn cử, mức giá chào bán khởi điểm của dự án River Panorama thấp nhất là 33 triệu/m2; Kenton Node từ 40 triệu đồng/m2, diện tích các căn hộ lớn từ 85-140m2 nên càng kén khách mua. Dự án Lancaster Lincoln (Nguyễn Tất Thành, quận 4) của Tập đoàn Trung thủy (TTG Holding) vừa chào bán giai đoạn 2 trong tháng 7 có giá giao dịch thấp nhất là 2,3 tỷ/căn. Căn hộ Lavida Plus (quận 7) của Quốc Cường Land tung ra trong tháng 8 cũng có giá đến 32 triệu/m2…Hai dự án căn hộ được quảng bá dành cho người thu nhập trung bình tại quận 7 là The Era Premium của CĐT Vạn Sự Hưng và D-Vela của DRH cũng có giá thấp nhất dao động từ 26-27 triệu/m2.

tram lang giao dich can ho khu nam tp hcm
Thiếu đa dạng nguồn cung là trở lực lớn khiến BĐS khu Nam khó quay lại thời hoàng kim. Ảnh minh họa. Nguồn: Trí thức trẻ

Rào cản hạ tầng

Trong khi khu Tây và khu Đông vẫn tiếp tục phát triển về hạ tầng giao thông thì khu Nam vẫn bế tắc trong việc giải quyết các điểm ngập do triều cường và mưa. Việc ngập úng tác động thẳng vào khu dân cư hiện hữu lẫn các tuyến đường giao thông trọng điểm làm cho giá trị BĐS của khu vực này bị giảm sút.

Bên cạnh đó, nhiều kế hoạch mở rộng hạ tầng giao thông trọng điểm của khu Nam vẫn chưa đi vào hiện thực dù đã được triển khai nhiều năm. Đơn cử như tuyến đường Quốc lộ 50 kết nối huyện Bình Chánh về quận 8 vào quận 5, quận 1 tới nay vẫn chưa thể triển khai. Cầu Thủ Thiêm 4 nối quận 7 về khu Đông cũng chưa xây dựng. Loạt dự án cầu vượt, hầm chui chỉ mới ở giai đoạn chuẩn bị. Điều này vô hình chung đẩy áp lực lưu thông lên các tuyến đường chính như Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Hữu Thọ, Lê Đức Thọ, Nguyễn Thị Thập, Nguyễn Tất Thành, Hoàng Diệu, dẫn tới quá tải giao thông, kẹt đường nghiêm trọng vào giờ cao điểm.

Tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn từ khu xử lý rác thải Đa Phước cũng gây tác động không nhỏ đến tâm lý chọn mua nhà đất của nhiều người dân.

Dự báo, từ nay đến cuối năm giao dịch BĐS tại khu Nam có thể sẽ được cải thiện khi xuất hiện một số dự án mới đang được truyền thông rầm rộ. Mới nhất là dự án của hai tập đoàn đến từ Nhật Bản kết hợp với một doanh nghiệp BĐS lớn trong nước; hay dự án khu căn hộ của LDG Group. Ngoài ra một số đại gia khác như Hưng Thịnh, Đất Xanh, Him Lam cũng đang rục rịch triển khai dự án mới trên quỹ đất đẹp khu Nam với kỳ vọng sẽ vực dậy nguồn cung cho khu vực trong thời gian tới.

tram lang giao dich can ho khu nam tp hcm Bất động sản khu Nam TP HCM chưa thể sớm bứt phá

Năm 2016 đánh dấu sự đi xuống của thị trường bất động sản khu Nam TP.HCM, tới nửa đầu năm 2017, thị trường khu vực ...

tram lang giao dich can ho khu nam tp hcm Yêu cầu TP HCM không để giá đất sốt ảo, công khai tiến độ các dự án BĐS, hạ tầng

Bộ Xây dựng yêu cầu TP HCM cần công khai thông tin quy hoạch các khu vực cũng như tiến độ triển khai các dự ...

tram lang giao dich can ho khu nam tp hcm TP HCM đang trong tầm ngắm của giới đầu tư BĐS quốc tế

Các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước vẫn đánh giá thị trường bất động sản TP HCM có nhiều tiềm năng tăng trưởng. ...

Phương Uyên