Trái cây Trung Quốc được 'khoác áo' hàng Việt, Úc, Mỹ để bán giá cao
Thời điểm này đang là vào mùa trái cây ở các tỉnh thành phía Nam. Tuy nhiên, ở nhiều khu vực chợ truyền thống, lề đường, thậm chí một số cửa hàng lớn ở TP.HCM rất nhiều trái cây Trung Quốc như: Nho, đào, táo, mận, dưa lưới và xoài đang được các tiểu thương dán mác hàng Việt Nam.
Đào Trung Quốc nhưng được khoác áo đào Sa Pa, Việt Nam.
Tại khu vực chợ như: Bà Chiểu, Thị Nghè (quận Bình Thạnh), chợ Bàn Cờ (Quận 3) hay các tuyến đường như: Quang Trung, Gò Vấp, Trường Chinh, (quận Tân Bình) rất nhiều xe bán dạo và các lô, sạp trái cây bên lề đường bán nhiều trái đào vàng, đỏ, xanh, xoài mút, dưa lưới … với giá từ 20.000-30.000 đồng/kg.
Khi được hỏi về nguồn gốc trái cây thì người bán hàng đều khẳng định là hàng Việt Nam và mua từ chợ Thủ Đức.
Tuy nhiên, khi nhìn một số hình ảnh trái cây từ xe bán trái cây mà phóng viên chụp gửi về thì nhân viên ở Chợ đầu mối Thủ Đức khẳng định đây là hàng của Trung Quốc được nhập về TPHCM thời gian gần đây.
Theo Ban quản lý, mỗi ngày Chợ Đầu mối Thủ Đức tiếp nhận gần 1.500 tấn trái cây nhập về, trong đó có khoảng 1/3 trái cây ngoại nhập là của Trung Quốc.
Thực tế cho thấy, hiện nay rất nhiều loại trái cây được bày bán ở TPHCM có nguồn gốc Trung Quốc nhưng lại được người bán hàng tự dán “nhãn mác” là trái cây Việt Nam hay hàng ngoại nhập từ các nước: Mỹ, Úc, Hàn Quốc… để đánh lừa khách hàng.
Ví dụ như xoài Trung Quốc thì “đội lốt” xoài mút Châu Đốc, đào Trung Quốc thì “đội lốt” đào Sapa, đào long Lạng Sơn, dưa lưới Trung Quốc thành dưa lưới Việt Nam… Hay đối với hàng cao cấp hơn như: Táo, nho thì được rao bán là nho Mỹ, táo Mỹ, Úc ….
Việc trái cây Trung Quốc được các tiểu thương khoác cho “cái áo” là đặc sản Việt Nam hay hàng ngoại nhập bởi vì với thương hiệu đó trái cây dễ tiêu thụ và lãi cũng một gấp đôi so với giá gốc.
Theo khảo sát của phóng viên, hiện nay giá nho Trung Quốc nhập về khoảng 54.000 đồng/kg nhưng khi được người bán hàng rao dưới tên gọi nho Mỹ thì bán với giá khoảng 120.000 đồng/kg, trong khi nho Mỹ chính hiệu nhập về tại các chợ đầu mối đã là 130.000 đồng/kg.
Còn táo dán tem Mỹ, Úc… bán giá hơn 75.000 đồng/kg, bằng với giá nhập khẩu, trong khi táo Trung Quốc giá nhập chỉ là 53.000 đồng/kg.
Chính sự nhập nhèm vì không được kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc này mà người tiêu dùng đang phải bỏ tiền ra mua trái cây thương hiệu Việt, hàng nhập ngoại chất lượng cao nhưng thực chất lại đang thụ hưởng hàng hóa nguồn gốc Trung Quốc.
Chị Lê Thị Nga đang mua trái cây ở lề đường gần chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh cho biết: “Người bán hàng nói đào này là ở ngoài Bắc: Lạng Sơn, Cao Bằng. Mình tin người bán hàng vậy thôi, chứ nguồn gốc thì không biết”.
Trái cây ghi xuất xứ Mỹ, Úc có giá gấp 2-3 lần so với xuất xứ Trung Quốc.
Về vấn đề kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ trái cây, bà Nguyễn Thị Mỹ Dung, Trưởng Ban quản lý Chợ Thị Nghè cho biết, trong chợ thì nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn các lô, sạp trái cây ngoài chợ, xe bán dạo, trách nhiệm thuộc phường, quận quản lý.
“Ban quản lý chợ duy trì kiểm tra nguồn gốc khi tiểu thương đưa về chợ kinh doanh rõ ràng. Trái cây Trung Quốc thì có lê đường, táo ngoài phạm vi quản lý của ban quản lý chợ thì có cơ quan năng năng khác”, bà Dung cho hay.
Hiện nay, những xe bán trái cây dạo, buôn bán vỉa hè, khu vực xung quanh chợ trên địa bàn các quận thường là đối tượng kinh doanh không phép, không đóng thuế… nên xử lý họ như bắt cóc bỏ đĩa.
Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực TP.HCM, việc kiểm soát vấn đề hết sức phức tạp, nó không chỉ diễn ra ở các sạp kinh doanh tự do mà còn ngay cả xung quanh chợ đầu mối lớn. Bởi vậy, để dẹp vấn nạn này thì phải có sự phối hợp giữa các ngành chức năng.
“Tình trạng này đang diễn ra phức tạp, ngay cả ở xung quanh chợ đầu mối lớn cũng có buôn bán linh tinh.
Quán cóc ở vỉa hè muốn dẹp thì cần sự phối hợp của quản lý thị trường, công an kinh tế, trật tự đô thị và Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố thì mới làm được.
Các quận đang cam kết với thành phố là sẽ thu hẹp và dẹp dần tình trạng này, nhưng điều quan trọng là người dân đừng mua trái cây trôi nổi như vậy”, bà Lan nhấn mạnh.
Việc người bán đánh tráo nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa là lừa khách hàng. Vì khi nguồn gốc không rõ ràng thì rất khó kiểm soát được chất lượng và tiềm ẩn những nguy cơ không an toàn toàn cho sức khỏe.
Trong khi chờ cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ việc này hơn thì trước hết người tiêu dùng hãy tự bảo vệ mình bằng cách mua hàng nơi tin cậy và đừng vì sự tiện lợi, giá rẻ mà đánh cuộc may rủi với sức khỏe của mình.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/