|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Trả tiền để ‘mua’ mã freeship trên app giao đồ ăn: Tại sao gọi là ‘tiêu dùng thông minh’?

06:56 | 20/06/2023
Chia sẻ
‏Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các giải pháp tiết kiệm và bắt đầu thói quen tiêu dùng thông minh. Nắm bắt tâm lý này, nhiều ứng dụng giao đồ ăn đã ra mắt các gói hội viên, gói ưu đãi, giúp người dùng sử dụng dịch vụ tiết kiệm.‏

‏Theo khảo sát về “Thói quen tiêu dùng 2023” của PwC, người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng cắt giảm chi tiêu. Cụ thể, có đến 62% người tham gia khảo sát trả lời đã và đang cắt giảm chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu. ‏

‏Không chỉ thay đổi thói quen chi tiêu trong mua sắm, việc sử dụng các dịch vụ đặt xe công nghệ, đặc biệt là dịch vụ đặt đồ ăn online, cũng được cân nhắc hơn trước. Anh Toàn Phát, (28 tuổi, Hà Nội) cho biết: “‏‏Vì còn trẻ, lại chưa có gia đình nên mình dành phần lớn thời gian cho công việc. Việc ăn uống thì cứ đặt trên app, chủ yếu ăn cho qua bữa nên app nào có ưu đãi thì mình đặt app đó cho tiết kiệm‏‏.”‏

‏Dù thường xuyên có các chương trình ưu đãi vào khung giờ cao điểm như bữa sáng, bữa trưa,... điều khiến dân văn phòng băn khoăn mỗi khi đặt món là phí ship (phí giao hàng). “‏‏Các khung giờ trưa thì có nhiều ưu đãi thật đó, nhưng là khung giờ cao điểm nên phí ship cũng cao. Nhiều khi mất 30 phút chọn món, xong mất thêm 30 phút rủ mọi người đặt chung cho đỡ tiền ship. Có mấy hôm bận quá nên nhịn luôn bữa trưa‏‏”, chị Kiều Linh, (28 tuổi, TP HCM), nhân viên kế toán chia sẻ về trở ngại khi đặt đồ ăn online.‏

‏“‏‏Có mấy lần gom đơn xong, đến lúc bấm “Đặt đơn” mới phát hiện quán không có một ưu đãi nào, mà phí ship tới 30.000 đồng -40.000 đồng. Vì tiếc cái phí ship mà giữa trưa nắng, cả đám quyết ôm bụng đói đi bộ ra quán ở gần công ty‏‏”, chị Linh nói thêm. Không ít lần, chị Linh và đồng nghiệp bị “tụt mood” vì những đơn hàng thế này. Ngoài ra, vì đặt món theo ý thích của số đông nên có nhiều hôm, chị Linh phải ngậm ngùi ăn những món không mấy ưa thích.‏

‏Phí ship có thể là rảo càn làm gián đoạn trải nghiệm đặt đồ ăn của nhiều người‏. (Ảnh: Grab).

‏Có thể thấy, phí ship là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định “Đặt đơn” của người dùng. Đây cũng là một trong những lý do khiến sự liền mạch trong quá trình đặt đơn, hay nói cách khác là trải nghiệm dịch vụ đặt đồ ăn bị “ngắt quãng”.‏

‏Thấu hiểu được những “rào cản” này, một số ứng dụng đã ra mắt các gói ưu đãi freeship dành riêng cho dịch vụ giao đồ ăn. “‏‏Sau nhiều lần test thử gói ưu đãi freeship trên các ứng dụng, chị thấy ưng ý nhất là gói hội viên GrabUnlimited trên nền tảng Grab‏‏”, chị Thiên An (34 tuổi, TP HCM) chia sẻ.

Theo chị An, chi phí đăng ký gói chỉ 49.000 đồng/tháng, tương đương với phí ship của 2-3 đơn hàng, nhưng với gói hội viên này, chị có thể áp dụng đến 99 đơn có giá từ 100.000đ. ‏

‏Ngoài ra, chị còn được nhận thêm hai ưu đãi cho dịch vụ di chuyển, một ưu đãi cho dịch vụ đi chợ online. “‏‏Đây cũng là điểm khác biệt mà các gói freeship của ứng dụng khác không có. Hầu hết các gói freeship hiện nay đều chỉ áp dụng cho dịch vụ giao đồ ăn, chứ không có mã cho các dịch vụ khác‏‏,” chị nói thêm. ‏

‏Sử dụng gói hội viên cho dịch vụ đặt đồ ăn đang dần trở thành thói quen của nhiều người. (Ảnh: Grab).

‏Anh Phát cũng chia sẻ về trải nghiệm của mình sau hai tháng dùng gói hội viên của Grab: “‏‏Mã freeship luôn tự động áp dụng khi đơn hàng đạt đủ giá trị, rồi còn được cộng dồn thêm 2-3 mã khác nữa. Có bữa đơn 200.000 đồng mà giảm còn có 100.000 đồng mấy, rất là tiết kiệm.‏‏”‏

‏Có thể thấy, các gói hội viên được xem là một trong những giải pháp tiết kiệm hiệu quả, mang tính dài hạn trong giai đoạn “bão giá”. Mặt khác, giải pháp này còn mang đến trải nghiệm liền mạch cho người dùng, giúp họ nhận được trọn vẹn giá trị của các dịch vụ, sản phẩm. Với các ứng dụng, đây cũng được xem là chiến lược hiệu quả để giữ chân người dùng.‏

Bích Thu