|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

TPS: Khả năng cao cán cân thương mại bị thâm hụt ở kỳ cuối năm

07:32 | 26/12/2022
Chia sẻ
TPS cho rằng trong những tháng tới khi mà nhu cầu tiêu thụ đang bị suy giảm ở nhiều nước, đặc biệt là các thị trường chính của Việt Nam, và Trung Quốc đang bị ảnh hưởng bởi COVID sẽ ảnh hưởng khá lớn đến cán cân thương mại của Việt Nam.

Trong báo cáo chiến lược thị trường năm 2023, Chứng khoán Tiên Phong (TPS) đánh giá  tỷ giá tăng đnag gây áp lực lên giá cả hàng hóa nhập khẩu tháng 11, điều này làm cho chi phí nhập khẩu ngày càng tăng lên, khiến cho giá trị nhập khẩu của Việt nam cũng tăng lên. Bên cạnh đó, sự suy yếu của thị trường toàn cầu cũng tác động rất lớn tới sản lượng xuất khẩu của Việt Nam. Cộng hưởng của hai yếu tố này làm cho thặng dư thương mại ngày càng thu hẹp.  

Khối phân tích cho rằng trong những tháng tới khi mà nhu cầu tiêu thụ đang bị suy giảm ở nhiều nước, đặc biệt là các thị trường chính của Việt Nam, và Trung Quốc đang bị ảnh hưởng bởi COVID sẽ ảnh hưởng khá lớn đến cán cân thương mại. Ngoài ra, việc sản lượng điện thoại thông minh của Samsung giảm 9,3% so với cùng kỳ tác động lớn đến kinh ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, khả năng cán cân thương mại bị thâm hụt ở kỳ cuối năm là rất cao. 

 Nguồn: TPS.

   Nguồn: TPS. 

Với ngành sản xuất, các chuyên gia tại đây cho rằng trong tháng tới, thị trường xuất khẩu ở một số thị trường chính được kỳ vọng sẽ phục hồi nhẹ khi động thái của Fed cho thấy sẽ giảm tốc tăng lãi suất. Việc cản thiện trong ngành chế biến chế tạo sẽ giúp cho PMI của Việt Nam được cải thiện. Tuy nhiên PMI vẫn có thể sẽ phải dao động quanh mức trung bình là 50 điểm.

Trong tháng tới, do nhu cầu tăng cao trong dịp Tết và lượng khách quốc tế tới Việt Nam đang được phục hồi, thị trường nội địa được kỳ vọng tiếp tục sôi động.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh thị trường xuất khẩu giảm tốc, nhiều doanh nghiệp đang hướng về thị trường nội địa nhiều hơn, cũng góp phần tích cực hơn cho thị trường này. Ngoài ra còn một số yếu tố hỗ trợ nữa như Fed giảm tốc độ tăng lãi suất, lãi suất trong nước giảm.

Tuy nhiên, TPS lưu ý cán cân vãng lai thâm hụt liên tiếp trong nhiều quý cũng gây áp lực lên tỷ giá và lãi suất, tác động không mấy tích cực tới thị trường tiêu thụ nội địa trong năm tới.

   Nguồn: TPS. 

Báo cáo cũng nêu nhận định một số yếu tố có tác động đáng kể đối với kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Về phía yếu tố toàn cầu, chuyên gia tại đây cho rằng xu hướng dịch chuyển sản xuất từ EU sang Mỹ ngày càng tăng, điều này làm tăng nhu cầu tuyển dụng lao động và chi phí nhân công. Một mặt, điều này sẽ gây khó khăn cho Fed trong quá trình chống lạm phát. Để đưa lạm phát về mức mục tiêu, buộc Fed phải duy trì chính sách tăng lãi suất trong dài hạn, làm áp lực lên chính sách tiền tệ của Việt Nam.

Tuy nhiên, TPS cho rằng hiện tượng này sẽ tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam do tăng nhu cầu tiêu thị ở thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam (Mỹ chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam), tác động tích cực đến cán cân thương mại của Việt Nam.

Yếu tố thứ hai là giá dầu biến động rất khó lường, qua đó tác động rất lớn tới kinh tế, chính sách tiền tệ của rất nhiều nước trên thế giới bao gồm Việt  Nam. Trong khi đó, giá dầu trong thời gian tới có thể bị tác động từ nhiều yếu tố như cuộc chiến Nga- Ukraine, chính sách COVID ở Trung Quốc, nguồn cung từ OPEC - Mỹ và sự phục hồi của kinh tế toàn cầu.

Khối phân tích nhấn mạnh diễn biến của những yếu tố này ngày càng trở nên phức tạp, khó lường.

Về lạm phát của Mỹ, lạm phát tại nước này đã giảm, tăng 7,7% so với cùng kỳ trong tháng 11 (trước đó trong tháng 6 tăng tới 9,1%). Điều này tác động tích cực tới nhiều mặt của kinh tế toàn cầu. Fed được kỳ vọng giảm tốc độ tăng lãi suất trong thời gian tới, giảm áp lực lên tỷ giá và tăng lãi suất của Việt Nam, góp phần giảm giá nhập khẩu. Khối phân tích cho rằng điều này góp phần giảm áp lực của Việt Nam trong kiểm soát lạm phát.

Ngoài ra, giảm bớt thắt chặt trong chính sách tiền tệ cũng góp phần tăng tốc cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, hoạt động đầu tư – FDI, FII sang các thị trường mới nổi cũng được phục hồi.  

Về yếu tố trong nước, lạm phát cơ bản bắt đầu tăng nhanh kể từ tháng 7, vượt qua 4% kể từ tháng 9. Và hai tháng gần đây cho thấy, lạm phát cơ bản đã vượt qua lạm phát chung. Điều này cho thấy lạm phát bắt đầu lan tỏa tới hầu hết các ngành trong nền kinh tế, đặc biệt là ngành giáo dục, vật liệu xây dựng và ăn uống.

Khối phân tích cho rằng việc điều chỉnh giá xăng không còn đạt hiệu quả cao trong mục tiêu kiểm soát lạm phát buộc NHNN phải sử dụng các công cụ khác để tăng cung hàng hóa và hút bớt tiền trong lưu thông, khuyến khích sử dụng hàng hóa nội địa nhiều hơn, thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ.

Các chuyên gia tại đây còn đề cập đến việc giá điện tăng và cho rằng tăng giá điện cũng có thể là yếu tố làm lạm phát tăng lên trong thời gian tới.  

Hồng Hà

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.