|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

TPBank đạt 3.024 tỉ đồng lợi nhuận cuối quí III, nợ xấu dưới 2%

14:58 | 20/10/2020
Chia sẻ
Nền tảng vững chắc của ngân hàng số, cùng với những giải pháp kinh doanh linh hoạt nhằm đối phó với dịch bệnh COVID-19, đã giúp TPBank tiếp tục kiểm soát tốt rủi ro và duy trì được đà tăng trưởng bền vững trong ba quí vừa qua.
TPBank đạt 3.024 tỉ đồng lợi nhuận cuối quí III, nợ xấu dưới 2% - Ảnh 1.

Tòa nhà TPBank (Ảnh: TPBank).

Kết thúc quí III, tổng thu nhập hoạt động của TPBank đạt 7.103 tỉ đồng, tăng 22,79% so với cùng năm trước. Trong khi đó, so với cuối quí III năm 2019, chi phí hoạt động chỉ tăng 19,64%, thấp hơn tốc độ tăng doanh thu của ngân hàng và tỉ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) cũng đã giảm đáng kể. 

Kết quả trên đã mang lại cho TPBank 3.024 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 25,78% so với cùng năm trước và tương đương 74,33% kế hoạch cả năm đã được Đại hội đồng cổ đông phê duyệt.

Tổng tài sản của ngân hàng tăng gần 26% so với cùng năm 2019, đạt trên 193.000 tỉ đồng. Tổng huy động tăng 25,24%, đạt 173.445 tỉ đồng. Dư nợ tín dụng đạt trên 124.000 tỉ đồng, nằm trong giới hạn chỉ tiêu tăng trưởng được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Song song với việc đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, TPBank áp dụng quyết liệt các biện pháp kiểm soát rủi ro trong bối cảnh nền kinh tế đang rung lắc, đặc biệt khi TPBank là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai đầy đủ quản trị rủi ro theo chuẩn Basel II.

Tỉ lệ nợ xấu TPBank tính đến cuối tháng 9 vẫn tiếp tục được kiểm soát dưới 2%. Trái với những lo ngại trước đó khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, tỉ lệ nợ xấu thấp cho thấy sự thành công của TPBank trong hoạt động kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro. 

TPBank hiện cũng là một trong những ngân hàng có hệ số an toàn vốn (CAR) cao trên thị trường. Đến cuối tháng 8/2020, hệ số CAR của TPBank đạt 10,81% tính theo tiêu chuẩn Basel II, cao hơn nhiều so với mức 8% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

TPBank duy trì hoạt động hiệu quả như trên là dựa trên nền tảng bền vững được xây dựng trong nhiều năm qua, và sự ứng biến linh hoạt trước thách thức mới nhằm tận dụng tốt nhất những lợi thế của một ngân hàng số để đa dạng hóa nguồn thu. 

Trong đó, thu từ hoạt động dịch vụ đạt hơn 809 tỉ đồng, chiếm 11,4% tổng thu nhập hoạt động và 26,8% tổng lợi nhuận trước thuế. Đóng góp lớn nhất vào nguồn thu dịch vụ tới từ hoạt động thanh toán, thu phí dịch vụ và kinh doanh dịch vụ bảo hiểm.

Tăng trưởng lợi nhuận và chỉ số an toàn vốn nói trên đã củng cố vị thế TPBank là một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả và an toàn trong hệ thống, với tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) lần lượt là 22,63% và 1,80%.

Đây là mức tăng trưởng bền vững trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đã phải đối mặt với hai đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19, khiến cho nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh khó khăn.

Nhằm giúp khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn, đồng thời thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, từ đầu năm đến nay, TPBank đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ khách hàng. 

Cụ thể, TPBank đã triển khai chương trình ưu đãi lãi suất, giảm 1,5-2,5% so với mức lãi suất hiện hành, dành cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân mới, với tổng dư nợ lên tới 12.000 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, cùng với các biện pháp cơ cấu lại nợ, giãn nợ gốc, ngân hàng đã giảm lãi suất từ 0,5% đến 1% với các khách hàng hiện hữu bị ảnh hưởng nặng bởi đại dịch, với tổng số dư nợ có thể được xem xét lên tới 30.000 tỉ đồng. TPBank cũng đã đóng góp trên 10 tỉ đồng chung tay với cả nước để đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

Những nỗ lực của ngân hàng từ đầu năm đến nay đã được các tổ chức trong nước và quốc tế ghi nhận.Bank of New York Mellon mới đây đã vinh danh TPBank bằng giải thưởng Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc (Straight Through Processing Award), và Ripple trao TPBank giải thưởng Customer Impact Award - ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thành công trong việc ứng dụng công nghệ blockchain vào các giao dịch chuyển tiền quốc tế từ cuối năm 2019.

Với những kết quả được ghi nhận trong quí III, TPBank tự tin sẽ đạt được mục tiêu lợi nhuận đã đặt ra trong năm nay, tạo bàn đạp vững chắc cho bước tăng trưởng bền vững ở những năm tiếp theo.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Bích Thu

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.