|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

TP HCM sẽ không xây dự án nhà ở mới tại quận 1 và 3 đến năm 2020

12:26 | 19/11/2018
Chia sẻ
Theo Kế hoạch phát triển nhà ở TP HCM giai đoạn 2016 - 2020, tại khu vực trung tâm hiện hữu (quận 1, quận 3), từ nay đến năm 2020 sẽ không phát triển các dự án nhà ở mới.
den nam 2020 tp hcm van se khong phat trien du an nha o moi tai quan 1 quan 3 Giá nhà trung tâm TP HCM đạt 130 - 150 triệu/m2, thấp hơn rất nhiều so với Đài Loan, Hồng Kông
den nam 2020 tp hcm van se khong phat trien du an nha o moi tai quan 1 quan 3 Căn hộ cao cấp ở trung tâm TP HCM giá 115,3 triệu/m2, vẫn rẻ gấp 4 lần Hong Kong

UBND TP HCM vừa phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố giai đoạn 2016 - 2020.

den nam 2020 tp hcm van se khong phat trien du an nha o moi tai quan 1 quan 3
Tại khu vực trung tâm hiện hữu (quận 1, quận 3), từ nay đến năm 2020 sẽ không phát triển các dự án nhà ở mới. (Ảnh: N.Lê)

Theo đó, trong giai đoạn này, thành phố sẽ tiếp tục thực hiện di dời các hộ dân sống ở trên và ven kênh rạch, tổ chức lại cuộc sống dân cư tốt hơn; xây mới, thay thế chung cư cũ hư hỏng xuống cấp; nâng cấp các khu dân cư hiện hữu góp phần chỉnh trang và phát triển đô thị; tiếp tục xây dựng, phát triển các khu đô thị mới, các khu dân cư đồng bộ, văn minh, hiện đại.

Theo Kế hoạch, tổng diện tích sàn nhà ở sẽ tăng thêm tối thiểu 40 triệu m2 sàn; nâng chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người của thành phố đến năm 2020 tối thiểu là 19,8 m2/người, trong đó ở khu vực đô thị (bao gồm 19 quận) là 16,3 m2/người và khu vực nông thôn (bao gồm 5 huyện) là 20,9 m2/người.

Nhà ở riêng lẻ do các hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng tăng thêm khoảng 31,2 triệu m2 sàn xây dựng. Nhà ở trong các dự án tăng thêm khoảng 8,8 triệu m2 sàn xây dựng. Nhà ở xã hội tăng thêm khoảng 2,2 triệu m2 sàn xây dựng.

Tại khu vực trung tâm hiện hữu (quận 1, quận 3), từ nay đến năm 2020 sẽ không phát triển các dự án nhà ở mới.

Quận 1 có trụ sở UBND TP HCM, bao quanh một mặt là sông Sài Gòn cùng tuyến kênh Bến Nghé; cũng được xem là khu vực trung tâm đầu não kinh tế của TP HCM với lượng văn phòng các công ty trong và ngoài nước đặt trụ sở nhiều nhất, cũng là quận có các trung tâm thương mại, mua sắm lớn nhất thành phố hơn 13 triệu dân…

Quận 1 hiện là nơi mà có thị trường bất động sản đắt đỏ nhất TP HCM, nhiều doanh nhân người nước ngoài cũng thuê căn hộ cao cấp tại đây với giá có thể lên tới 5.000 USD/tháng.

Do quỹ đất ngày càng hạn hẹp, từ năm 2017, TP HCM đã ra quyết định không cấp phép mới cho các dự án xây nhà cao tầng tại quận 1 và quận 3.

Tại các quận 4, quận 5, quận 6, quận 8, quận 10, quận 11, quận Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, thành phố sẽ tập trung hoàn thiện các dự án dở dang; hạn chế phát triển các dự án nhà ở mới nếu chưa có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng đảm bảo và phù hợp; ưu tiên phát triển nhà ở xã hội.

Đối với các quận 2, quận 7, quận 9, quận 12, quận Bình Tân, Thủ Đức, thành phố cũng cần tập trung hoàn thiện các dự án dở dang; ưu tiên phát triển những dự án nhà ở mới, chung cư cao tầng dọc các trục giao thông công cộng lớn (như tuyến metro số 1 tại các quận 2, quận 9, quận Thủ Đức) hoặc các khu vực có kế hoạch thực hiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương ứng; ưu tiên phát triển nhà ở xã hội.

Đối với khu vực 5 huyện, cần tập trung hoàn thiện các dự án dở dang; rà soát, thu hồi những dự án chậm triển khai; ưu tiên phát triển nhà theo dự án tại các thị trấn, khu dân cư nông thôn và khu vực đã có hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối đồng bộ với những tuyến giao thông chính; phát triển những khu du lịch ở kết hợp sinh thái nghỉ dưỡng, khu đô thị mới, khu đô thị vệ tinh; không phát triển dự án mới đầu tư xây dựng nhà ở tại khu vực chưa có kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tương ứng; ưu tiên phát triển dự án nhà ở xã hội.

TP HCM dự kiến vốn để phát triển nhà ở trong giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 316.769 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư xây dựng phát triển nhà ở thương mại là 82.274 tỷ đồng; vốn xây dựng nhà ở riêng lẻ của các hộ gia đình, cá nhân khoảng 212.661 tỷ đồng; vốn đầu tư nhà ở xã hội tối thiểu là 21.834 tỷ đồng.

Xem thêm

N. Lê

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.