|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

TP HCM cam kết không để ngân sách Trung ương thiệt, chỉ tăng thêm

22:26 | 31/07/2020
Chia sẻ
“Nếu so với phương án cũ với tỉ lệ giữ lại là 18%, khi tăng lên mà năm đầu tiên ngân sách Trung ương hụt hơn thì chúng tôi sẽ có trách nhiệm bù vào. TP HCM không bao giờ để Trung ương hụt ngân sách, chỉ tăng thêm”, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân khẳng định.

Ngày 31/7, tại Hà Nội, Thành ủy, UBND TP HCM đã có buổi làm việc để lấy ý kiến Ban Kinh tế Trung ương (TƯ), Văn phòng TƯ Đảng về đề án “Tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách cho TP HCM giai đoạn 2022 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030”.

Mục đích của buổi làm việc là tăng thu ngân sách nộp về TƯ và tăng thu ngân sách để lại cho TP HCM, tạo tiền đề để thành phố phát triển nhanh, bền vững.

TP HCM cam kết không để ngân sách Trung ương bị thiệt, chỉ có tăng thêm - Ảnh 1.

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TPHCM phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Thành

Theo đề án, TP HCM đề xuất xin tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách giữ lại lên 23% giai đoạn 2022 - 2025, 26% giai đoạn 2026 - 2030 (bằng với tỉ lệ điều tiết thời kì ổn định ngân sách hai giai đoạn trước liền kề 2011 - 2016 và 2007 - 2010) là cần thiết và cấp bách. 

Đề án nêu rõ, khi tỉ lệ điều tiết tăng từ 18% hiện nay lên 23%, tổng thu ngân sách nhà nước chuyển Trung ương sẽ tăng thêm 39.599 tỉ đồng, tương đương 1,7 tỉ USD. 

Khi tỉ lệ điều tiết tăng từ 18% lên 26%, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) chuyển TƯ sẽ tăng thêm 343.861 tỉ đồng, tương đương tăng thêm 14,76 tỉ USD.

Phát biểu trước Thành ủy TP HCM, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho biết điều chỉnh tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách cho TP HCM này là một nội dung của Nghị quyết 54 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố. Vì vậy TP HCM sẽ hoàn thành sơ kết ngay Nghị quyết 54, đưa vào thành một chương của đề án. 

Đề án sẽ nói rõ Nghị quyết 54 có những chính sách mà TP HCM chưa có điều kiện phát huy do còn gặp một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện (nguồn vốn từ cổ phần hóa, bán nhà, đất của TƯ trên địa bàn, nguồn thu thuế,...)

Việc tăng thu một số loại phí cũng chưa làm được nhiều, khiến cho việc tự chủ tăng nguồn thu của TP HCM theo Nghị quyết 54 còn hạn chế. 

Do đó, hiện nay thành phố chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh, ảnh hưởng đến việc giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước. Nếu TP HCM suy giảm về kinh tế, cả nước sẽ bị ảnh hưởng và giảm số thu ngân sách nhà nước.

TP HCM cam kết không để ngân sách Trung ương bị thiệt, chỉ có tăng thêm - Ảnh 2.

Nếu TP HCM suy giảm về kinh tế, cả nước sẽ bị ảnh hưởng và giảm số thu ngân sách nhà nước. (Ảnh minh họa: SGGP).

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân đồng thời khẳng định, thành phố không phải chỉ dựa vào nguồn điều tiết ngân sách để phát triển, mà còn là đồng bộ các giải pháp, bao gồm cả tiền vốn, phát triển nguồn lực nhân lực, doanh nghiệp chủ lực, đất đai, chính sách, hoạch định chính sách,...

Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cũng nhấn mạnh, tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách cho TP HCM nhưng tổng nộp về ngân sách TƯ lại tăng thêm nhiều, chứ không phải giảm đi. 

Nếu so với phương án cũ với tỉ lệ giữ lại là 18%, khi tăng lên mà năm đầu tiên ngân sách TƯ bị hụt hơn thì TP HCM sẽ có trách nhiệm bù vào, TP HCM không bao giờ để TƯ bị hụt ngân sách, chỉ có tăng thêm.

Góp ý cho đề án, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hữu Nghĩa cho rằng, cần có đánh giá sâu sắc hơn tác động điều chỉnh điều tiết ngân sách với vai trò chủ đạo của ngân sách TƯ và yêu cầu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa TP HCM với các địa phương khác.

TP HCM cam kết không để ngân sách Trung ương bị thiệt, chỉ có tăng thêm - Ảnh 3.

Cần có đánh giá sâu sắc hơn tác động điều chỉnh điều tiết ngân sách với vai trò chủ đạo của ngân sách TƯ và yêu cầu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa TP HCM với các địa phương khác. (Ảnh minh họa: REVER).

Bởi vì nhu cầu vốn ngày càng tăng, tuy nhiên các địa phương khác, các tỉnh còn khó khăn, nhu cầu vốn cũng rất lớn và thậm chí tăng mạnh hơn. 

Ban Kinh tế Trung ương cơ bản thống nhất với đề xuất của thành phố về việc điều chỉnh tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách thành phố giai đoạn 2022 - 2025, 2026 - 2030.

Ông Nguyễn Văn Bình cũng cho rằng, TP HCM cũng cần làm rõ tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách là một trong những bước đi để giúp thành phố cơ cấu lại kinh tế của mình, đi đầu trong công nghiệp hóa - hiện đại hóa, từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á. 

Đây đồng thời cũng là cách để TP HCM kết nối được với vùng kinh tế phía Nam và Tây Nguyên, đóng góp lan tỏa cho kinh tế cả nước.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Hằng

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.